Ukraine gửi quân tiếp viện đến thành phố then chốt phòng trường hợp ly khai tấn công

Quân ly khai trong lễ nhậm chức của Alexander Zakharchenko, trong nhà nước cộng hòa “tự xưng”.

Kiev sẽ gửi quân tiếp viện đến các thành phố quan trọng của Ukraine để ngăn chặn các cuộc tấn công tiềm năng từ ly khai được nước Nga hậu thuẫn, Chủ tịch Petro Oleksiyovych Poroshenko cho biết hôm thứ Hai. Ông cũng kêu gọi Quốc hội Ukraine hủy bỏ đạo luật cho tình trạng đặc biệt đối với các vùng Donetsk và Luhansk dưới sự kiểm soát của ly khai.

Về cơ bản Kiev mất quyền kiểm soát tại những vùng ly khai chiếm giữ và không có quyền kiểm soát phiến quân ly khai. Họ đã tiến hành bầu cử riêng mình vào cuối tuần qua. Họ đang cố gắng để kiểm soát các thành phố khác trong khu vực, chẳng hạn như thành phố cảng Mariupol.

Tại một cuộc họp của Hội đồng an ninh Tổng thống Poroshenko cho biết quân tiếp viện sẽ cho “xây dựng các công sự” chống lại các cuộc tấn công “có thể theo hướng Mariupol, Berdyansk, Kharkiv và phía bắc Luhansk”

Phát biểu trước đó, ông cho biết sẽ yêu cầu Hội đồng an ninh quốc gia và Quốc hội hủy bỏ quy chế về “tình trạng đặc biệt” cho các khu vực phía đông ly khai. Quy chế về tình trạng đặc biệt đối với miền Đông là sự xuống thang trong việc ký thỏa thuận ngừng bắn trong tháng chín tại Minsk.

Luật quy chế đặc biệt cho phép một số khu vực tại Donetsk và Lugansk là tự điều hành công việc của địa phương, đồng thời miễn truy tố đối với các cá nhân bị Kiev liệt vào nhóm phần tử nổi dậy. Tổng thống Ukraine Poroshenko cảnh báo có thể sẽ phải hủy bỏ luật quy chế đặc biệt này. Bởi, với việc tự ý tổ chức cuộc bầu cử hôm 2/11 vừa qua, phe đòi ly khai tại miền Đông đã vi phạm thỏa thuận Minsk, trong đó quy định rõ việc bầu cử tại địa phương phải tuân theo luật pháp Ukraine.

Theo Tổng thống Poroshenko, ông sẽ kiên trì theo đuổi những thỏa thuận mà các bên đã đạt được tại Thủ đô Minsk của Belarus, nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng tại miền Đông. Tuy nhiên, Kiev sẽ tăng cường thêm quân tới miền Đông trong bối cảnh thỏa thuận hòa bình liên tiếp bị vi phạm.

“Giải pháp ngoại giao vẫn là ưu tiên số 1 đối với chính quyền Ukraine. Nhưng cùng lúc chúng tôi sẽ tăng thêm sức mạnh phòng thủ tại miền Đông, trong trường hợp tình hình vượt ra ngoài tính toán”, Tổng thống Poroshenko cho biết.

Hiện, Kiev và phương Tây đang chờ đợi xem phản ứng chính thức của Tổng thống Nga Putin có công nhận kết quả cuộc bầu. Ngày 3/11, Tổng thư ký LHQ cũng đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình Ukraine và kêu gọi tất cả các bên khẩn cấp thực hiện đầy đủ các thỏa thuận đạt được tại Minsk. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nga cho rằng, các cuộc bầu cử hôm 2/11 tại miền Đông Ukraine diễn ra đúng theo tinh thần thỏa thuận Minsk.

Một chỉ huy phiến quân hàng đầu cuối tuần qua cho Guardian biết chính quyền Donetsk có “tất cả các thông tin tình báo ” về quân đội Ukraina phòng thủ tại Mariupol và sẽ có khả năng phát động  cuộc tấn công vào bất cứ lúc nào. Tuy nhiên  tất cả những tin đồn về cuộc tấn công mới  có thể thực hiện được hay không vẫn chưa rõ và liệu những kẻ nổi loạn thực sự có cảm giác “ngon miệng” cho điều này không khi các vấn đề kinh tế và xã hội của khu vực đang ngày trở nên nghiêm trọng.

Hàng tháng tiền lương hưu không được thanh toán khi Chính phủ từ gửi tiền cho phiến quân ly khai những kẻ mà họ gọi là khủng bố. Cho đến nay Nga dường như không sẵn sàng để cung cấp tài chính cho họ.

Các nhà lãnh đạo ly khai hiện nay phải đối mặt với thách thức trong việc xây dựng “một nhà nước” khi cơ sở hạ tầng bị hư hỏng nặng và chính phủ không trả lương hưu. Boris Litvinov, một trong những quan chức hàng đầu ly khai, cho biết Donetsk đã nhận được một “số lượng nhỏ” từ nguồn tài trợ của Nga để trả lương hưu,  nhưng đang xin thêm tín dụng “để bắt đầu”.

Ở Kiev Tổng thống Poroshenko cho biết các quan chức sẽ thảo luận về việc gia tăng áp lực đối với ly khai.

“Tôi không thể loại trừ kết quả trong cuộc họp ngày hôm nay  sẽ cứng rắn hơn trong việc quy định các thủ tục cho các trạm kiểm soát, để đảm bảo rằng những tình báo của ly khai giả danh làm người dân thường không thể đi lại. Cũng như chúng tôi cũng có thể sẽ xiết chặt về tình hình kinh tế đối với ly khai”.

Ông cho biết Kiev  tiếp tục cung cấp khí đốt và điện cho các vùng li khai mà không được trả tiền. Chính phủ phải quyết định xem liệu có tiếp tục trợ cấp cho các khu vực ly khai hay không và do đó họ đang giúp đỡ chính quyền của ly khai, hoặc cắt những nguồn tài trợ hoàn toàn và thừa nhận rằng lãnh thổ bị chia cắt.

theguardian


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề