Trung Quốc, Nga và học thuyết Sinatra

Cả Trung Quốc và Nga đều có chung một tư tưởng phản đối cộng đồng phương Tây và Mỹ về các hoạt động quân sự gần biên giới của mình. Cụ thể Trung Quốc lo ngại về việc Hoa Kỳ tiến hành tuần tra hải quân tại các khu vực gần bờ biển của mình, Nga kịch liệt phản đối sự mở rộng của NATO.

Tác giả Gideon Rachman, trong một bài báo có tựa đề “Trung Quốc, Nga và học thuyết Sinatra”, được đăng tải trên tờ báo Anh Financial Times, viết những nội dung như sau:

Trong nhiều thế kỷ qua, các đội thuyền của châu Âu đã đi khắp các vùng biển trên thế giới để khám phá, phát triển thương mại, xây dựng đế chế và tiến hành các cuộc chiến tranh. Nhưng vào mùa xuân tới hải quân Trung Quốc, cuối cùng cũng đã xuất hiện ở vùng biển Địa Trung Hải, để tập trận chung với Nga. (Bắc Kinh tuyên bố kế hoạch này hồi đầu tuần trước, sau một cuộc họp các đại diện của Nga và Trung Quốc về lĩnh vực hợp tác quân sự giữa hai nước)

Người Trung Quốc, tất nhiên sẽ cảm thấy hãnh diện khi cảm nhận được ý nghĩa của sự hiện diện Hải quân của họ trên vùng lãnh thổ biển, một nơi theo truyền thống được coi là trung tâm của nền văn minh châu Âu. Nhưng ngoài ý nghĩa này, Nga và Trung Quốc cũng đã cho ra một tuyên bố quan trọng về quan hệ hợp tác quốc tế . Cả hai nước đều phản đối phương Tây và Mỹ có những hoạt động quân sự gần biên giới của mình. Trung Quốc lo ngại Hoa Kỳ tiến hành tuần tra hải quân gần bờ biển của mình, Nga kịch liệt phản đối sự mở rộng của NATO. Hành động tiến hành tập trận chung ở khu vực Biển Địa Trung Hải, Trung Quốc và Nga muốn đưa ra thông điệp rằng, nếu NATO có thể tuần tra các vùng biển gần biên giới của họ, thì họ cũng có thể tiến hành tuần tra biển trong khu vực “trái tim” của NATO.

Bài báo đánh giá rằng, đây là một sự khuếch trương quyền lực, nằm trong tham vọng của Nga và Trung Quốc, mưu đồ cơ cấu lại trật tự toàn cầu dựa trên tư tưởng của “vùng ảnh hưởng”. Cả Trung Quốc và Nga đều duy trì chính sách mà họ tin rằng, họ có quyền phủ quyết đối với những gì xảy ra ở các nước láng giềng của họ. Nga cho rằng không thể chấp nhận Ukraina – một quốc gia mà Moscow đã cai trị trong nhiều thế kỷ – bây giờ lại đi theo liên minh phương Tây. Tạo ra một Liên minh Á-Âu của chính phủ Putincũng chính là ý định khôi phục lại tầm ảnh hưởng của Nga  trong khu vực các nước Liên Xô cũ, như là một đối trọng với EU.

Cho đến gần đây, Trung Quốc đã chủ yếu dựa vào sức mạnh kinh tế của mình, nó đã giúp Trung Quốc mở rộng đáng kể tầm ảnh hưởng của mình tại khu vực châu Á. Nhưng hiện nay, Bắc Kinh cũng đã trở nên kiên quyết hơn trong các vấn đề an ninh khu vực. Trung Quốc ngày càng quyết liệt, tham vọng hơn thể hiện trong các tuyên bố chủ quyền biển với các nước láng giềng như Việt Nam và Nhật Bản. Điển hình hồi năm ngoái, Bắc Kinh đã có hành động đơn phương công bố việc tạo ra các “vùng nhận dạng phòng không” ở vùng Biển Đông, tham vọng kiểm soát các máy bay nước ngoài bay vào khu vực, gây quan ngại sâu sắc cho các nước láng giềng trong khu vực và cộng đồng Quốc tế.

Về phía Hoa Kỳ, rõ ràng là không đồng ý với tư tưởng này. Phó Cố vấn Tổng thống Mỹ về an ninh quốc gia, Tony Blinken nói như sau về các tham vọng của Nga: “Chúng tôi phản đối những tư tưởng của” vùng ảnh hưởng “. Chúng tôi tiếp tục nhấn mạnh rằng, những Quốc gia dân chủ, có chủ quyền, có quyền lựa chọn liên minh để tham gia”. Từ tuyên bố của ông Blinken, người Mỹ muốn nói rằng, họ muốn bảo vệ các nguyên tắc dân chủ cơ bản.

Nếu các nước không dân chủ, như Nga và Trung Quốc, tham vọng tạo một phạm vi ảnh hưởng ở các nước láng giềng, họ gián tiếp và cho quyền được phủ quyết vào các chính sách theo đuổi của các nước láng giềng nhỏ. Nga có thể cấm Ukraina gia nhập NATO hay EU. Trung Quốc có thể gây ảnh hưởng đối với Việt Nam, Philippines, thậm chí cả Nhật Bản phải đi theo đường lối có lợi cho Trung Quốc.

Hoa Kỳ trong các phản ứng của mình muốn để cho biết rằng, sự hiện diện quân sự toàn cầu của Mỹ dựa trên nguyên tắc lợi ích của đồng minh. Và trong những hành động, Mỹ cũng muốn khẳng định sự bác bỏ tư tưởng “khu vực ảnh hưởng”. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry năm ngoái thậm chí tuyên bố rằng “thời đại của học thuyết Monroe đã kết thúc” (Học thuyết Monroe là một chính sách của Hoa Kỳ được trình bày vào ngày 02, tháng 12 năm 1823 bởi tổng thống Mỹ James Monroe trước Quốc hội. Theo đó những nỗ lực trong tương lai của các nước châu Âu để lập thuộc địa hay can thiệp vào nội bộ của các nước ở Bắc hay Nam Mỹ sẽ bị xem là những hành động xâm lược, và như vậy đòi hỏi sự can thiệp của Hoa Kỳ). Điều này có vẻ như muốn khẳng định rằng, từ nay Mỹ sẽ ủng hộ chính sách, giống như một nhà Ngoại giao Liên Xô đã từng nói về một “Học thuyết Sinatra” – ý tưởng rằng tất cả các nước được tự do quyết định số phận của mình.

Tất nhiên, người Nga và người Trung Quốc đều tin rằng lập luận này được dựa trên vấn đề cơ bản về quyền lực, và rằng người Mỹ nói về “nguyên tắc”, nó chỉ là đạo đức giả. Tuy nhiên, sự thật có một sự khác biệt lớn. Các khu vực ảnh hưởng của Mỹ dựa trên sự đồng ý tự nguyện, khác với  việc sử dụng vũ lực và đe dọa tạo ra phạm vi ảnh hưởng của Nga và Trung Quốc .

Bài báo kết luận, sự hiện diện của lực lượng hải quân Trung Quốc ở Biển Địa Trung Hải vào mùa xuân tới chỉ có thể làm tăng ham muốn liên minh với NATO của các nước trong khu vực.


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề