Tổng thống Putin không chùn bước bất chấp khủng hoảng kinh tế

Nền kinh tế Nga bị khủng hoảng và lệnh trừng phạt đã phát huy tác dụng có thể làm chính sách về Ukraine của ông Putin sẽ thay đổi nhưng bạo lực leo thang đã làm tiêu tan hy vọng này.

Có cảm giác những dự báo trước về cuộc giao tranh giữa ly khai và quân chính phủ ngày càng căng thẳng, làm phức tạp thêm những nỗ lực cho việc tổ chức cuộc hội đàm thượng đỉnh giữa Ukraine, Nga, Pháp và Đức.

Các bên đều có các kế hoạch mới cho những cuộc tấn công; Ukraine đang huy động thêm binh lính mới;  Nga và ly khai thân Nga đã tăng cường cho cuộc chiến thông tin và tiếp thêm binh lính vũ khí chống lại các nhà lãnh đạo thân phương Tây tại Kiev.

Mặc dù đồng rub suy giảm, giá dầu sụp đổ và tác động của các đòn trừng phạt sẽ làm nền kinh tế Nga khủng hoảng dẫn đến ngân sách bị cắt giảm nhưng Putin vẫn không nao núng.

“Chúng tôi không tìm cách  thay đổi chính phủ của Nga nhưng tìm cách để thay đổi chính sách của họ” đại sứ Mỹ John Tefft nói với Phòng Thương mại Mỹ tại Moscow vào thứ ba.

Nhưng khi đề cập đến những nỗ lực để kết thúc chiến tranh, ông nói: “Tôi không thể nói với bạn hôm nay… tiến bộ đang được thực hiện. Trong thực tế nó có vẻ đi theo hướng khác.”

Putin dường như đã từ bỏ hy vọng mà có thể đã có là đưa tiếp một vùng lãnh thổ khác vào Nga,  sau khi sáp nhập Crimea vào cuối tháng ba.

Cách đây vài tuần, trước khi cuộc khủng hoảng kinh tế của Nga đã hiện rõ, ông đã ngừng sử dụng thuật ngữ “Novorossiya” (New Nga) ở nơi công cộng khi đề cập đến các khu vực  của miền Nam và miền đông Ukraine.

Ông đã đề cập đến các khu vực kiểm soát bởi ly khai như là “nước cộng hòa” Luhansk Donetsk của người dân, một động thái cho thấy ông sẽ giải quyết cho họ quyền tự trị từ Kiev nhưng trong biên giới Ukraina – Không có gì hơn. Động thái này nhằm chất thêm  gánh nặng cho Ukraina. Chính phủ phải trợ cấp về phúc lợi xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, thu ngân sách sẽ ít đi thậm chí là không có, người dân sống ở đó không phải loanh quanh như những vùng đóng băng xung đột… trong khi chính quyền tại “nước cộng hòa” này lại là một bộ phận của Kremlin, họ quan hệ với Ukraine như đối tác về thương mại ví dụ như bán than, thép và điện trong khi Kiev vẫn phải trợ cấp cho ngành khai thác nguyên liệu tại đây. Như vậy họ hoàn toàn theo ý chỉ đạo của Kremlin nhưng Ukraine là người bảo hộ. Có nghĩa những người dân tại những khu vực khác phải gánh cho họ tiền thuế để bù đắp và lượng thiếu hụt ngân sách do chi phí cho hai “nước cộng hòa này”. Chắc chắn một điều rằng Kiev sẽ không đồng ý.

Nỗ lực ngoại giao vấp ngã

Vào thứ hai các ngoại trưởng Liên minh châu Âu đã quyết định không nới lỏng lệnh trừng phạt nếu các bước trong bản thỏa thuận tại Minsk đã ký kết trong tháng chín không thực hiện nghiêm túc và thực tế.

Điều cần thiết đầu tiên là cần chấm dứt chiến sự, rút quân đội và vũ khí, chuyển giao quyền kiểm soát biên giới của Ukraine cho Kiev và trao đổi tù nhân.

Hòa bình ở phía đông Ukraine sẽ cho ông Putin nhiều thời gian hơn để tập trung và xử lý cuộc khủng hoảng kinh tế Nga, làm giảm căng thẳng với phương Tây và ông ta sẽ cắt giảm chi phí dành cho các phần tử ly khai mặc dù Moscow khăng khăng phủ nhận sự hỗ trợ vũ khí và quân đội.

Tuy nhiên Putin vẫn cứng rắn, đứng sau ủng hộ những người nổi dậy trong khu vực và không có dấu hiệu những cận thần xung quanh ông phá vỡ cơ cấu.

Nếu xuống thang ông ta sẽ đặt mình vào một nguy cơ rất lớn cho sự mất tín nhiệm đối với dân chúng, điều mà ông đã nhận được sau khi sáp nhập Crimea. Ông lấy uy tín bằng cách kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan, gây hấn với phương Tây và láng giềng tạo ra một kẻ thù đối với nhân dân Nga trong tình thế này dân chúng sẽ đồng lòng cùng ông chống lại kẻ thù.  Tuy nhiên đây là một bước đi nguy hiểm vì cuộc khủng hoảng tài chính Nga có thể làm thay đổi tư duy đối với dân chúng dẫn tới sự hỗ trợ từ người dân Nga dành cho ông ta sẽ suy yếu.

Ông cũng có thể hy vọng Kiev sẽ khủng hoảng tài chính thậm chí phá sản điều này sẽ cản trở nỗ lực trong cuộc chiến chống ly khai và khi đó buộc Kiev phải đàm phán nhằm đạt được thỏa thuận tất nhiên đó là điều thuận lợi cho ly khai và Moscow.

Một điều sâu xa Puttin muốn phô diễn sức mạnh quân sự của Nga khi tuyên bố chi tiêu quốc phòng sẽ không cắt giảm và nhấn mạnh kế hoạch phải thực hiện là dành 20 nghìn tỷ rub (300 tỷ USD) để tiếp tục hiện đại hóa lực lượng vũ trang.

Sự thách thức và phớt lờ

Ông Putin có thể phớt lờ cơn bão về kinh tế để định hình chính sách về Ukraine là làm thế nào để cuộc khủng hoảng tiếp tục trầm trọng hơn.  Chứng minh cho chính sách này khi những bài phát biểu quan trọng trước công chúng hoặc trên tivi đã không có sự thay đổi về chính sách đối với Ukraine cùng với thái độ khinh thị đối với phương Tây tăng lên.

Putin đã phản bác lại những lời buộc tội rằng Hoa Kỳ đã thường xuyên vi phạm luật pháp quốc tế và Hoa Kỳ cùng EU đã đứng sau vụ lật đổ Tổng thống được Moscow hậu thuẫn tại Kiev năm ngoái.

Ông được hỗ trợ bởi hầu hết các phương tiện truyền thông Nga và các quan chức đã miêu tả ông như một vị sứ giả hòa bình bất chấp các nỗ lực của phương Tây nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của Nga.

Một nguồn tin ngoại giao Nga cho biết Moscow thấy Kiev đã tăng cường hành động quân sự ở phía đông trước cuộc họp của các ngoại trưởng EU hôm thứ hai. Vì sự đột biến trong bạo lực đã làm Eu không thể nới lỏng trừng phạt.

Nới lỏng hoặc dỡ bỏ những biện pháp trừng phạt sẽ buộc  thay đổi chính sách, các nhà ngoại giao cho biết: “Đó là sự hăm dọa tống tiền (Nga). Nếu bạn thất bại một lần bạn sẽ luôn bị thất bại..”

Putin đã tìm cách để đánh bóng hình ảnh của mình như một nhà  kiến tạo hòa bình khi tuần trước ông  đã đề xuất một thỏa thuận ngừng bắn với ông Poroshenko theo đề xuất này các bên sẽ rút pháo hạng nặng ra khỏi khu vực.

Đề nghị được này được Kiev xem là nỗ lực để né tránh một số phần của Hiệp định Minsk, giúp ly khai gia cố vững chắc khu vực đã kiểm soát và che dấu một thực tế rằng Putin không có kế hoạch cho nền hòa bình thực sự.

“Nếu Putin thực sự muốn hòa bình tại miền đông Ukraine, ông sẽ chỉ có duy nhất một” kế hoạch hòa bình “  Boris Vishnevsky  một thành viên phe đối lập của hội đồng thành phố St Petersburg viết trong blog.

“Kế hoạch hòa bình rất đơn giản. Nếu Putin không đề nghị một lần duy nhất có nghĩa ông ta không cần hòa bình”

Thanh Trúc


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề