Tại sao Biển Đông đang trở thành một trung tâm căng thẳng mới của thế giới?

Giá trị chiến lược to lớn và kết quả của cuộc tranh chấp các đảo ở Biển Đông sẽ có tác động toàn cầu.

Các phiên cuối cùng của Diễn đàn Singapore “Shangri-La Dialogue” cho thấy cuộc xung đột tại các đảo tranh chấp trên Biển Đông đã mang tính toàn cầu. Đây không chỉ vấn đề quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng, mà còn là vấn đề thu hút được sự chú ý của trung tâm chính trị quốc tế lớn, trước hết là Mỹ. Trong khi đó, Nga hầu như không có sự chú ý đến những căng thẳng đang tăng lên trên biển Đông. Ở Nga, các vấn đề Biển Đông ít được biết đến và được coi là một khu vực xa xôi và kỳ lạ, vượt ra ngoài tầm chính trị khu vực và thế giới. Trên thực tế, Biển Đông đã trở thành một trong những tâm điểm căng thẳng toàn cầu và có thể so sánh với vùng Vịnh Ba Tư.

Tình hình trong khu vực được nêu bật trong phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter, trưởng đoàn Trung Quốc Sun Jianguo, và của đại diện các nước Đông Nam Á…Về truyền thông, Hội nghị bàn về các vấn đề an ninh khu vực và toàn cầu, trong vấn đề mở rộng của “Nhà nước Hồi giáo” (IS) chiếm vị trí nổi bật trong các cuộc thảo luận. Đối với các vấn đề khác như Ukraine gần đây được Mỹ đặt ngang với IS và dịch Ebola, đã không được đề cập trong các bài phát biểu của các đại diện cấp cao các nước châu Á. Phát biểu của Ashton Carter tập trung vào sự trở lại châu Á của Mỹ, sự bảo đảm của Mỹ cho hòa bình, ổn định quốc tế; chỉ trích các bước đi của Trung Quốc xây dựng các hòn đảo nhân tạo trong vùng lân cận của quần đảo Trường Sa.

Hành động của Trung Quốc ở Biển Đông đã chiếm vị trí trung tâm trong các cuộc trò chuyện hậu trường.Tại sao vấn đề Biển Đông và cuộc đấu tranh trên các hòn đảo nhỏ không có người ở lại nổi lên? Do Nga tránh dính líu vào vấn đề này (và như vậy là đúng) nên ở Moscow, đến nay người ta vẫn không hiểu rõ ràng về lý do của cuộc chiến tranh giành các hòn đảo nhỏ cằn cỗi, không có người ở. Ngay cả khi tiếp tục né tránh tham gia, thì Nga cũng phải hiểu biết thấu đáo vấn đề này.

Vấn đề lãnh thổ của Biển Đông chỉ liên quan một mức độ nhỏ đến nguồn dự trữ dầu và khí đốt. Các khu vực tranh chấp trên biển Đông không giàu có về nguồn trữ lượng khoáng sản. Các nguồn tài nguyên khoáng sản chính trên Biển Đông tập trung khu vực gần bờ các nước liên quan và ở ngoài khơi cách xa các đảo tranh chấp. Quần đảo Hoàng Sa không có nguồn tài nguyên hữu ích, còn trong quần đảo Trường Sa thì rất ít. Một lý do khác về bề ngoài đó là chủ nghĩa dân tộc và lòng tự hào dân tộc bị tổn thương cũng không thể hoàn toàn giải thích những gì đang xảy ra. Chính phủ các nước Đông Nam Á nói chung có cách tiếp cận thực dụng đối với vấn đề lãnh thổ. Trong một số trường hợp bao gồm cả với Nga, chính Trung Quốc đã có sự thỏa hiệp trong giải quyết tranh chấp biên giới.

Giá trị đích thực của Biển Đông là vai trò của nó trong thế giới thương mại, các con đường biển huyết mạch vận chuyển phần lớn năng lượng nhập khẩu của các nền kinh tế châu Á và hầu hết các hàng hóa xuất khẩu sang châu Âu. Biển Đông giữ vị trí trọng yếu quan trọng đói với việc di chuyển nhanh chóng các lực lượng hải quân giữa khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Như vậy, ưu thế quân sự của bất kỳ một cường quốc nào trong khu vực, sẽ mang lại hậu quả toàn cầu.

Trong cuộc tranh giànhcác hòn đảo, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, dẫn đầu là Việt Nam và Philippines nỗ lực trước hết, có được một cứ điểm thuận lợi cho việc mở rộng cơ sở hạ tầng, và thứ hai – có quyền đối với thềm lục địa 12 hải lý và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý.

Trung Quốc giải thích Công ước Luật Biển Liên Hợp Quốc cho rằng, mặc dù trong khu vực 200 hải lý không giới hạn hoạt động thương thuyền, song hoạt động quân sự của nước ngoài phải được sự đồng ý của chủ sở hữu khu vực. Quan điểm này, được một số quốc gia khác như Brazil chia sẻ, gặp sự kháng cự quyết liệt của Mỹ coi đây là một sự vi phạm quyền tự do hàng hải. Về mặt lý thuyết, việc thực hiện các yêu sách của Trung Quốc có thể đóng cửa hoạt động trên biển của Hải quân Mỹ, tước đi các khả năng cơ động của các lực lượng giữa hai khu vực chủ chốt là Trung Đông và Tây Thái Bình Dương. Nếu điều này xảy ra, sự thay đổi trong cán cân lực lượng khu vực sẽ rất lớn và không thể đảo ngược, nghiêng về phía Trung Quốc.

Giá trị kinh tế của các đảo ở Biển Đông là không đáng kể và có thể được giải quyết tương đối nhanh chóng. Giá trị chiến lược to lớn và kết quả của cuộc tranh giành các đảo này sẽ có tác động toàn cầu. Bất kỳ cuộc khủng hoảng quân sự trong khu vực sẽ dẫn tới hậu quả chính trị và kinh tế toàn cầu. Vấn đề là sự vi phạm các tuyến giao thông vận tải biển quốc tế. Những hậu quả của nó đem lại có thể so sánh với việc vi phạm tự do hang hải ở vùng Vịnh Ba Tư và Biển Đỏ.

Những thay đổi gần đây trong việc tập hợp lực lượng khu vực được bắt nguồn từ việc Trung Quốc trong một năm rưỡi qua đã ráo riết tôn tạo và mở rộng các hòn đảo và bãi cát ngầm. Kết quả, tại quần đảo Trường Sa đã xuất hiện hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc trên một diện tích 4 km2, có sân bay và cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh cho phép hạm đội hoạt động. Theo luật pháp quốc tế về biển, đảo nhân tạo, nằm trong vùng nước nông không thể tạo ra xung quanh nó các vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế. Tuy nhiên, Trung Quốc lập luận rằng họ hợp pháp trong việc mở rộng các hòn đảo tự nhiên của riêng họ. Việc Mỹ triển khai các máy bay tàu chiến qua lại xung quanh cho thấy Mỹ không công nhận yêu sách của Trung Quốc.Mặt khác, hiện tại, các bên dường như không muốn leo thang xung đột. Bất chấp những lời trách cứ, các bên tham gia “Shangri-La Dialogue” đều tránh đối đầu bằng ngôn từ hùng biện.

Trong tháng 9 tới, Tập Cận Bình sẽ thăm Mỹ thảo luận rộng rãi các vấn đề kinh tế và chính trị toàn cầu. Chuyến thăm này khó có thể làm giảm thiểu sự khác biệt cơ bản và mâu thuẫn Mỹ -Trung, nhưng sẽ là một yếu tố ổn định tạm thời trong quan hệ hai nước.

Trí Lê (Theo Nghiên cứu Biển Đông)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề