Qatar: Bước chuyển mình từ bán đảo nghèo thành cường quốc Trung Đông

Chỉ trong vòng 50 năm, từ một bán đảo nhỏ nghèo nàn với ngành kinh tế chủ yếu là ngư nghiệp, Qatar đã vươn lên trở thành một “gã khổng lồ” dầu mỏ với GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới, ở mức 98.800 USD/người, theo Business Insider.

Các quan chức FIFA gần đây đã bị truy tố 150 triệu USD tiền hối lộ trong vụ bê bối liên quan đến việc lựa chọn Nam Phi là nước chủ nhà cho World Cup 2010.

Đồng thời, Thụy Sĩ cũng công bố một cuộc điều tra hình sự liên quan đến việc Qatar được đăng cai tổ chức World Cup 2022.

Việc điều tra mới và nhiều cáo buộc về các khoản hối lộ đấu thầu để được đăng cai World Cup 2022, tất cả đều xoay quanh khả năng Qatar được lựa chọn chỉ vì một lý do: Nước này có quá nhiều tiền.

Chỉ trong vòng 50 năm, từ một bán đảo nhỏ nghèo nàn với ngành kinh tế chủ yếu là ngư nghiệp, Qatar đã vươn lên trở thành một “gã khổng lồ” dầu mỏ với GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới, ở mức 98.800 USD/người.

Không thể phủ nhận rằng, Qatar đã viết nên câu chuyện giàu có đáng kinh ngạc của mình. Và dưới đây là hình ảnh chứng minh hành trình “lột xác” của Qatar:

Qatar đã được cai trị bởi gia đình Al-Thani kể từ đầu những năm 1900 khi nó trở thành một thuộc địa bảo hộ của Anh. Ngày 17/7/1913, Sheikh Abdullah Bin Qassim Al-Thani (thứ 2 từ trái sang) đã trở thành người cai trị Qatar.

Ảnh: http://www.sabj.qa/en/.

Ảnh: http://www.sabj.qa/en/.

Vào thời điểm đó, ngành nghề chính của Qatar là khai thác ngọc trai và đánh bắt cá. Vì vậy, đất nước này đã bị bủa vây bởi sự nghèo đói trên diện rộng, suy dinh dưỡng và bệnh tật, đặc biệt là từ sau sự sụp đổ của ngành thương mại ngọc trai trong những năm 1920.

Năm 1939, dầu đã được phát hiện tại Dukhan nhưng việc khai thác đã bị trì hoãn tới năm 1949 vì Thế chiến II. Mặc dù việc phát hiện ra dầu có ý nghĩa rất quan trọng với Qatar nhưng nó chưa là gì so với việc tìm ra trữ lượng khí tự nhiên khổng lồ 30 năm sau đó.

 Ảnh: Harrison Jacobs / Google Maps.

Ảnh: Harrison Jacobs / Google Maps.

Năm 1951, Qatar sản xuất 46.500 thùng dầu mỗi ngày, tương đương 4,2 triệu USD doanh thu mỗi ngày. Việc phát hiện ra các mỏ dầu ngoài khơi và được Shell đưa vào khai thác bài bản đã khiến lượng dầu khai thác tại Qatar lên đến mức 233.000 thùng mỗi ngày.

 Khu thương mại Doha vào năm 1968. Ảnh: AP.

Khu thương mại Doha vào năm 1968. Ảnh: AP.

Doanh thu từ xuất khẩu dầu chảy tràn vào túi tiền của các gia đình cầm quyền, và Qatar đã bắt đầu bước vào quá trình hiện đại hóa. Năm 1950. Qatar bắt đầu xây dựng trường học đầu tiên của đất nước, bệnh viện, nhà máy điện, nhà máy khử muối và trao đổi điện thoại…

 Thủ đô Doha vào những năm 1940 nhìn từ trên cao. Ảnh: Đại sứ quán Qatar.

Thủ đô Doha vào những năm 1940 nhìn từ trên cao. Ảnh: Đại sứ quán Qatar.

Doanh thu từ dầu thô tăng đều qua các năm 1960 khi gia đình Al-Thani tăng cường sức mạnh cầm quyền bằng cách đưa người trong gia đình nắm giữ những vị trí cấp cao trong chính phủ. Tất cả các thành viên của gia đình Al-Thani đã được cấp các khoản phụ cấp xa hoa.

 Một tàu chở dầu của Qatar vào năm 1971. Ảnh: AP Photo / Horst Faas.

Một tàu chở dầu của Qatar vào năm 1971. Ảnh: AP Photo / Horst Faas.

Qatar giành được độc lập vào năm 1971 sau khi Anh tuyên bố gỡ bỏ tất cả các hoạt động quân sự về phía đông kênh đào Suez.

 Lối vào kênh đào Suez năm 1951. Ảnh: AP Photo.

Lối vào kênh đào Suez năm 1951. Ảnh: AP Photo.

Ngày 22/2/1972, Khalifa bin Hamad đã lật đổ cha mình, Emir Ahmad bin Ali, khi ông đang đi săn ở Iran. Ngay sau đó, Khalifa bin Hamad đã cắt các khoản chi tiêu của gia đình hoàng gia và tăng chi phí cho các chương trình xã hội, nhà ở, y tế, giáo dục, và lương hưu.

Đây là Amiri Diwan, tư dinh tổng thống năm 1971với nhiều khu vực xung quanh còn chưa được xây dựng hoàn thiện. Ảnh: AP.

Đây là Amiri Diwan, tư dinh tổng thống năm 1971với nhiều khu vực xung quanh còn chưa được xây dựng hoàn thiện. Ảnh: AP.

Năm 1971, mỏ khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới, South Pars/North Dome được phát hiện ngoài khơi bờ biển của Qatar. Tuy nhiên, khi đó, việc khai thác và lọc dầu khí vẫn đang ở thời điểm cao trào nên khí đốt tự nhiên chưa được chú trọng.

 Ảnh: GeoExPro

Ảnh: GeoExPro

Nhờ trữ lượng khí tự nhiên khổng lồ ở phía Bắc, Qatar đã trở thành nước có trữ khí đốt tự nhiên lớn thứ 3 thế giới sau Nga và Iran. Trữ lượng khí tự nhiên của Qatar được ước tính khoảng gần 269 tỷ m3.

Một tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) tại Cảng Raslaffans Sea, Bắc Qatar. Ảnh: AP Photo.

Một tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) tại Cảng Raslaffans Sea, Bắc Qatar. Ảnh: AP Photo.

Cuộc khủng hoảng giá dầu trong những năm 1980, cùng với việc các tiểu vương bòn rút doanh thu dầu mỏ, đã khiến nền kinh tế Qatar bị đình trệ. Mãi đến năm 1989, Qatar mới thoát khỏi cuộc khủng hoảng nhưng tốc độ phục hồi còn chậm.

 Ảnh: Bloomberg.

Ảnh: Bloomberg.

Đến năm 1995, khi tình hình của Qatar vẫn không được cải thiện nhiều, Sheikh Hamad bin Khalifa Al-Thani đã lên ngôi thay Emir Hamad bin Khalifa trong một cuộc đảo chính không đổ máu, trong khi các tiểu vương khác đang ở Thụy Sĩ. Sheikh Hamad đã thiết lập một hướng đi hoàn toàn mới cho đất nước.

 Ảnh: AP Photo.

Ảnh: AP Photo.

Một trong những động thái đầu tiên Sheikh Hamad làm là nhanh chân phát triển khai thác khí tự nhiên tại North Dome. Việc sản xuất được đẩy mạnh và Qatar bắt đầu xuất khẩu mẻ khí đốt thiên nhiên dạng lỏng đầu tiên.

 Ảnh: EIA.

Ảnh: EIA.

Để thích ứng với sự gia tăng sản xuất và nhu cầu, Qatar đã bắt đầu xây dựng nhà máy hóa lỏng khí tự nhiên mới. Trong 15 năm qua, có tới 14 nhà máy hóa lỏng khí tự nhiên đã được xây dựng tại Qatar nhờ sự hợp tác với các công ty dầu khí quốc tế.

 Ảnh: QScience Connect.

Ảnh: QScience Connect.

Năm 1990, Qatar đã đạt được nhiều thỏa thuận hợp tác với nhiều công ty dầu khí quốc tế. Các công ty mới bắt đầu sử dụng phương pháp khoan trục ngang để đảo ngược sự suy giảm của sản lượng dầu. Quan hệ đối tác của Qatar với Maersk Oil đã dẫn đến sự ra đời của giàn khoan trục ngang lớn nhất thế giới.

Ảnh: Chụp màn hình Youtube.

Ảnh: Chụp màn hình Youtube.

Năm 1996, Qatar xây dựng căn cứ không quân tỷ đô al-Udeid, để phục vụ như một cơ sở logistics và thi hành lệnh cho quân đội Mỹ. Sự hợp tác với quân đội Mỹ đã giúp an ninh của Qatar được tăng cường.

 Ảnh: J. Scott Applewhite / AP Photo.

Ảnh: J. Scott Applewhite / AP Photo.

Năm 1997, Qatar bắt đầu thỏa thuận dài hạn để cung cấp một lượng lớn khí tự nhiên cho Tây Ban Nha và Nhật Bản. Tiếp sau đó, Qatar không ngừng mở rộng đối tượng khách hàng của mình.

 Ảnh: International Energy Agency.

Ảnh: International Energy Agency.

GDP của Qatar đã tăng vọt trong vòng 15 năm qua, nhờ sự ổn định của sản xuất dầu và sản xuất khí đốt tự nhiên.

 Ảnh: BQDoha.

Ảnh: BQDoha.

Với hy vọng không lặp lại “lời nguyền” về tài nguyên, Qatar đã có những biện pháp để đa dạng hóa nền kinh tế của nó. Năm 1998, chính phủ nước này đã xây dựng Education City, nơi hỗ trợ đào tạo cả người Mỹ và hai trường đại học châu Âu, cũng như các trung tâm nghiên cứu.

 Ảnh: Sam Agnew

Ảnh: Sam Agnew

Qatar đã tích lũy được một quỹ thịnh vượng của trị giá 170 tỷ USD nhờ vào nguồn thu từ dầu mỏ và khí đốt tự nhiên. Quỹ này bắt đầu đầu tư giống như một quỹ phòng hộ.

Amiri Diwan hay dinh tổng thông. Ảnh: Shutterstock.

Amiri Diwan hay dinh tổng thông. Ảnh: Shutterstock.

Năm 2003, Qatar thành lập Cơ quan đầu tư Qatar (QIA) để tái đầu tư tiền thu từ dầu, khí đốt và các nguồn thu nhập khác. QIA đã dùng khoản tiền này thực hiện các khoản đầu tư lớn vào Barclays Bank, Credit Suisse, Harrods, Porsche, Volkswagen, và có phần lớn cổ phần trong đội bóng đá Paris Saint-Germain.

 Ảnh: Fuentes Gonzalo /REUTERS.

Ảnh: Fuentes Gonzalo /REUTERS.

Qatar đã trở thành một trong những chủ sở hữu lớn nhất của bất động sản tại London thông qua QIA. Ví dụ: Qatar sở hữu The Shard, tòa nhà chọc trời lớn nhất Tây Âu, cũng như phần lớn của Canary Wharf và nhiều tòa nhà khác trong thành phố.

 Ảnh: Eddie Keogh / REUTERS.

Ảnh: Eddie Keogh / REUTERS.

Trung tâm tài chính Qatar được xây dựng vào năm 2005 để phát triển ngành dịch vụ tài chính của Qatar. Đất nước này tin rằng họ có thể trở thành trung tâm tài chính-dịch vụ của vùng Vịnh nhờ sự ổn định tương đối và một cơ sở vốn lớn.

 Ảnh: Qatar Financial Centre

Ảnh: Qatar Financial Centre

Năm 2006, Qatar đã vượt qua Indonesia để trở thành nước xuất khẩu khí tự nhiên lỏng lớn nhất thế giới với doanh thu từ dầu mỏ và khí đốt tự nhiên lên tới 60% GDP cả nước. Nhưng hiện nay, Qatar đang bị cạnh tranh khốc liệt từ các nền sản xuất khí hóa lỏng – khí đốt tự nhiên mới bùng nổ như Mỹ và Úc.

Tàu chở dầu lớn nhất trên thế giới của Qatar. Ảnh: Stringer / REUTERS.

Tàu chở dầu lớn nhất trên thế giới của Qatar. Ảnh: Stringer / REUTERS.

Vào tháng 12/ 2010, Qatar đã được chọn là nước đăng cai FIFA World Cup 2022. Qatar hứa sẽ xây dựng 12 sân vận động nghệ thuật với công nghệ làm mát để người tham dự có thể thoát khỏi cái nóng. Qatar đã định vị mình như một trung tâm thể thao cho khu vực, và sẽ là nơi tổ chức hoặc dự định tổ nhiều sự kiện thể thao toàn cầu.

 Ảnh: Handout / Getty Images.

Ảnh: Handout / Getty Images.

“Đường chân trời” của Qatar đã thay đổi đáng kể trong những năm gần đây. Đây là Thủ đô Doha vào năm 1977.

 Ảnh: AP.

Ảnh: AP.

Còn đây là Doha ngày nay. Từ năm 2000 đến nay, 58 tòa nhà chọc trời đã được xây dựng, đang xây dựng hoặc lên kế hoạch xây dựng ở Doha, cùng rất nhiều công trình bảo tàng, sân vận động, các dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ,…

 Ảnh: Sam Agnew / Flickr.

Ảnh: Sam Agnew / Flickr.

Tuy nhiên, rất nhiều lời cáo buộc đã được đưa ra về điều kiện sống khủng khiếp của người lao động nhập cư đang xây dựng các sân vận động cho World Cup cũng như các dự án khác. Đây không phải là lần đầu tiên Qatar bị chỉ trích vì đối xử qua tệ với công nhân nhập cư như công dân hạng hai.

 Một phòng tắm tại một trại di cư bên ngoài Doha. Ảnh: ESPN.

Một phòng tắm tại một trại di cư bên ngoài Doha. Ảnh: ESPN.

Tháng Sáu năm ngoái, đã có cáo buộc cho rằng Qatar đã chi 5 triệu USD hối lộ để được đăng cai World Cup 2022. Thụy Sĩ đang mở một cuộc điều tra về quản lý yếu kém và rửa tiền liên quan đến việc đấu thầu này của Qatar.

Cựu Phó chủ tịch FIFA Mohamed Bin Hammam, được cho là đã chi hàng triệu USD tiền hối lộ và quà tặng để bảo Qatar trúng thầu đăng cai World Cup 2022. Ảnh: Shirley Bahadur /AP Photo.

Cựu Phó chủ tịch FIFA Mohamed Bin Hammam, được cho là đã chi hàng triệu USD tiền hối lộ và quà tặng để bảo Qatar trúng thầu đăng cai World Cup 2022. Ảnh: Shirley Bahadur /AP Photo.

Qatar có thể trở thành Hồng Kông của Trung Đông, hay có thể sẽ không thoát khỏi “lời nguyền” tài nguyên hoặc bị “chìm xuồng” cùng sự bất ổn định trong khu vực? Đó là một trong những câu hỏi nóng nhất trên thế giới hiện nay.

Vũ Văn (Theo BizLive)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề