Các lâu đài chính của người Carpathians Ukrain

Phần hai

Lâu đài của Bá tước Schönborn – Bây giờ là Cанаторий “Карпаты”

Gia đình Schönborn – quý tộc Áo-Đức – cai trị vùng đất Transcarpathian trong thế kỷ 18-20. Schönborn là một triều đại Áo rất cổ xưa, nhiều người trong số họ thuộc về các giáo sĩ Công giáo La Mã. Người Schönborn đầu tiên đặt chân đến vùng đất Transcarpathian, cũng là một linh mục (đó là lý do tại sao họ trang trí cây thánh giá trên quốc huy của lâu đài). Gần một nửa Transcarpathia: 185 làng và 4 thành phố hiện thuộc về gia tộc họ.

Lâu đài, hay Cung điện Schönborn nằm ở Chinadiyevo là một viên ngọc kiến ​​trúc nổi bật nhất của vùng Zacarpatia. Một con đường quanh co lát đá xuyên qua một công viên rộng lớn (như một khu rừng nhỏ) dẫn bạn đến chính Cung điện. Con đường này được gọi là Beregvar, có nghĩa là “Lâu đài trong rừng” theo tiếng Hungary. Nằm ngay bên kia đường, đối diện lối vào công viên là ga đường sắt Karpaty – một trong những ga nhỏ đẹp nhất ở Ukraina. Nhà ga được xây dựng gần như đồng thời với cung điện, theo cùng một phong cách lãng mạn.

  Lúc đầu, nơi đây là một nhà nghỉ săn bắn nhỏ bằng gỗ. Theo thời gian, nó không còn đủ sức chứa tất cả những vị khách đi săn cùng Schönborn. Sau đó, người ta quyết định xây dựng một cung điện lớn, tương ứng với địa vị của những vị khách cấp cao đến đây từ khắp Đế quốc Áo.

Việc xây dựng cung điện hoàn thành vào năm 1890. Một số kiến ​​trúc sư Tây Âu, bao gồm cả Ferenc Bashinda đã tham gia vào việc tạo ra kiệt tác kiến ​​trúc này. Cung điện được xâydựng theo phong cách thời thượng nhất lúc bấy giờ. Nó có kiến ​​trúc tuân theo các quy luật “thiên văn”: Cung điện có có 365 cửa sổ theo số ngày trong năm, có 52 phòng và cùng một số ống khói, tương ứng với số tuần trong năm và 12 cửa ra vào, tương ứng với 12 tháng trong năm.

Ngoài ra, những ngọn tháp sừng sững trên cung điện cũng có 4 ngọn tháp, và mỗi ngọn tháp biểu thị một mùa trong năm. Mỗi yếu tố và mỗi chi tiết trong thiết kế của cung điện đều có ý nghĩa riêng, ví dụ như các cửa sổ nhỏ phía trên cửa ra vào được trang trí dưới dạng cửa sổ kính màu theo chủ đề kinh thánh… Một trong những chi tiết thú vị nhất của thiết kế bên ngoài là quốc huy của gia đình Schönborn, trang trí tháp đồng hồ với những chiếc chuông cổ vẫn còn đo thời gian trôi qua, và hình một con sư tử với thánh giá và vương miện.

Những kho báu thực sự đã được bảo tồn trong nội thất của lâu đài: một cầu thang lớn bằng gỗ dẫn lên tầng hai, một căn phòng với lò sưởi sang trọng cũ và một chiếc đèn chùm thủ công khác thường được trang trí bằng gạc hươu. Chính tại đây, trong căn phòng có lò sưởi này đã quay một số cảnh của bộ phim “17 Khoảnh Khắc Của Mùa Xuân”và “Bà chúa Tuyết”.

Bản thân cung điện không phải là thứ duy nhất quyến rũ và mãi mãi được ghi nhớ bởi những người đã từng đến đây. Tòa nhà được bao quanh bởi một công viên cảnh quan kiểu Anh tráng lệ có  diện tích rộng 19 ha. Ở đây có hơn 50 loài cây, hoa, cây bụi và thực vật quý hiếm, kỳ lạ và có giá trị. Có những cây đại thụ to bằng 3 người ôm. Anh đào Nhật Bản, sồi hồng, hoa tử đằng Ývà cây phong bạc làm tràn ngập không khí với hương thơm tuyệt vời của chúng. Và những bụi hoa hồng nhiều màu sắc đã tô điểm cho những bồn hoa khổng lồ giữa thảm xanh. Cây và hoa trong công viên biến nơi đây thành một thiên đường thực sự, đặc biệt đẹp khi hoa anh đào nở.

 Một hồ nước nhân tạo lớn đã được tạo ra trong công viên. Những đường viền của hồ là tái hiện lại bản đồ biên giới của Đế chế Áo-Hung thời đó. Trên hồ bạn có thể thấy những con vịt hoang dã và thiên nga bơi lội, cạnh bờ hồ có một vườn thú nhỏ.. Nếu bạn đi sâu vào công viên, bạn sẽ gặp “Nguồn nước của Sắc đẹp”. Người ta nói rằng nếu bạn rửa bằng nước này, vẻ đẹp sẽ lưu trên khuôn mặt của bạn mãi mãi. Trên thực tế, nguồn nước này thực sự có đặc tính chữa bệnh và có thể giúp giải quyết các vấn đề sức khỏe khác nhau.

Điều tuyệt vời làm cho Cung điện Schönborn ở Chinadievo thực sự độc đáo là bạn không chỉ có thể đến đây để du ngoạn mà còn được sống hòa vào vẻ đẹp kiến ​​trúc và thiên nhiên nơi này. Từ năm 1946, cung điện là nơi đặt Viện điều dưỡng Karpaty, nơi chuyên hỗ trợ điều trị cho người mắc các bệnh về hệ thống tim mạch. Đến đây là chúng ta có cơ hội để kết hợp du lịch với việc cải thiện sức khỏe.

Trần Kim Thanh– Odessa – sưu tầm và biên soạn.


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề