Nga đang đi ngược với lệnh dỡ bỏ trừng phạt

Reuters – Nga đang tự mình rời xa các biện pháp dỡ bỏ trừng phạt từ phương Tây trong vai trò của cuộc khủng hoảng Ukraina, Ngoại trưởng Anh Philip Hammond nói với Reuters.
Trong cuộc gặp với Thủ tướng Giorgi Kvirikashvili tại Georgia và đến thăm đường ống dẫn khí phía Nam Caucasus do tập đoàn BP vận hành, ông đã chỉ trích mạnh mẽ các hành động của Nga.
Tuyên bố của ông đảo ngược các thông tin từ một số nhà ngoại giao châu Âu và một số người đang tranh cãi về lợi kích kinh doanh khi họ cho rằng Nga đang tiến gần hơn để phương Tây có thể dỡ bỏ lệnh trừng phạt sau khi đã áp đặt vì vai trò của Moscow trong việc hỗ trợ phiến quân ly khai ở miền Đông Ukraina.
“Nếu Nga muốn các biện pháp trừng phạt được dỡ bỏ thì phương hướng hành động của họ phải rõ ràng. Họ phải tuân thủ hoàn toàn các nghĩa vụ của mình trong thỏa thuận Minsk,” ông trả lời Reuters trong một cuộc phỏng vấn, khi đề cập đến một thỏa thuận ngừng bắn mong manh giữa ly khai ủng hộ Nga và chính phủ Ukraina.
“Thật đáng tiếc những gì chúng ta đã chứng kiến trong vài tháng qua, đó là sự gia tăng vi phạm thỏa thuận ngừng bắn. Vì vậy chúng tôi dường như phải đi ngược lại những ý định trong tuần và tháng trước đó”.
Các quan sát Quốc tế đã cảnh báo về bạo lực gia tăng ở miền Đông Ukraina và nói rằng phiến quân dưới sự hậu thuẫn của Nga đã chuyển vũ khí hạng nặng trở lại tiền tuyến.
Cũng theo tuyên bố của các cường quốc phương Tây cho hay, họ có các hình ảnh vệ tinh, video và bằng chứng khác cho thấy Nga đang cung cấp vũ khí cho ly khai cũng như Moscow có quân đội tham gia vào các cuộc xung đột nổ ra sau sự sáp nhập Crimea của Ukraina trong năm 2014.
Trong tuyên bố của Ngoại trưởng Anh có đoạn “chúng ta không được quên rằng đây là một cuộc xâm lược vào lãnh thổ có chủ quyền của Ukraina, một trong những bằng chứng là Nga sáp nhập Crimea bất hợp pháp theo luật quốc tế”.
“Tất nhiên Ukraina cần phải cải cách và thực hiện các bước yêu cầu (trong bản thỏa thuận). Nhưng chúng ta đừng bao giờ đánh đồng hai sự việc này với nhau. Chúng ta phải nhớ rằng Nga là kẻ xâm lược trong cuộc xung đột này.”
Vào tháng 2/2015 các bên Nga, Ukraina, Pháp và Đức đã cùng ký kết hiệp định mở rộng hòa bình Minsk. Trong đó quy định Ukraina kiểm soát hoàn toàn biên giới với Nga, tất cả các loại vũ khí hạng nặng phải được thu hồi, các con tin được trao trả và cho phép một cuộc bầu cử địa phương trong khu vực ly khai dưới sự giám sát của các quan sát viên quốc tế.
Ngoại trưởng Anh Hammond trước đó trong một cuộc họp báo phát biểu, Nga là mối đe dọa đối với tất cả các quốc gia vì họ coi thường luật pháp và các tiêu chuẩn quốc tế.
Khi phóng viên Reuters hỏi về mối đe dọa đặt ra từ Nga đối với các nước trong khu vực như Georgia và các nước Baltic, ông Hammond trả lời trước một cuộc họp báo:
“Nga đã phớt lờ những chuẩn mực ứng xử quốc tế và phá vỡ các quy tắc của hệ thống quốc tế. Đó là một thách thức và là mối đe dọa cho tất cả chúng ta.”
Đức Dũng


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề