Mỹ trừng phạt Nga, EU lắc đầu không tài trợ cho Ukraine

Ngay sau khi Mỹ thông qua lệnh trừng phạt mới với Nga và cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine, EU đã hoãn gói viện trợ Kiev.

Cơ quan báo chí chính phủ Ukraine ngày 20/12 cho biết, Tổng thống Petro Poroshenko đã có cuộc đàm thoại với Chủ tịch Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde về khả năng mở rộng gói viện trợ tài chính cho Kiev.

Trong cuộc đàm thoại, Tổng thống Ukraine và Chủ tịch IMF đã thảo luận về tiến độ giải ngân các gói hỗ trợ kinh tế dành cho Kiev. Ông P. Poroshenko khẳng định, Ukraine luôn đáp ứng đúng các yêu cầu của IMF và đề nghị tổ chức tài chính quốc tế này nên “mở rộng gói hỗ trợ tài chính” dành cho Kiev.

Về phần mình, bà C. Lagarde không hề đề cập tới khả năng mở rộng gói hỗ trợ tài chính cho Ukraine, mà chỉ yêu cầu ông P. Poroshenko nên thành lập liên minh chính trị chiếm đa số tại Quốc hội và chính phủ mới.

Được biết, ngày 30/4, IMF đã thông qua chương trình hỗ trợ bình ổn dài hạn dành cho nền kinh tế Ukraine. Theo đó, Kiev sẽ được cung cấp các khoản vay, hỗ trợ tài chính trị giá 17 tỷ USD trong vòng 2 năm.

Tới thời điểm hiện tại, Ukraine đã nhận 2 đợt giải ngân trị giá 3,16 tỷ USD vào tháng 5 và 1,39 tỷ USD vào tháng 9-2014. Gói giải ngân thứ 3 theo kế hoạch phải được thực hiện trong đầu tháng 12 cùng năm, nhưng vì nhiều lý do, kế hoạch này đã bị hoãn sang đầu năm 2015.

Ngày 11/12, Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk tuyên bố, để ngăn chặn khả năng chính phủ Kiev bị phá sản trong năm 2015, chính phủ Ukraine sẽ đề nghị IMF cung cấp các khoản hỗ trợ kinh tế trị giá 15 tỷ USD. Ông này cũng đề xuất thành lập một liên minh quốc tế chung tay hỗ trợ kinh tế Ukraine.

Ukraine có thể bị vỡ nợ trong vài tháng tới

Ngày 19/12, Tổ chức đánh giá tài chính S&P đã hạ mức chỉ số thanh toán quốc tế của Ukraine xuống CCC- với nhiều đánh giá tiêu cực. Đánh giá của S&P cho thấy chính phủ Kiev nhiều khả năng sẽ không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ và đây cũng là một lý do khiến IMF trì hoãn giải ngân gói viện trợ tài chính thứ 3 cho Ukraine.

Trong một tuyên bố, S&P nêu rõ: “Triển vọng tiêu cực này phản ánh quan điểm của chúng tôi về nguy cơ Ukraine vỡ nợ ngày càng gia tăng nếu nước này không nhận được thêm hỗ trợ tài chính.”

Theo S&P, việc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trì hoãn cung cấp viện trợ trong năm nay cùng với tình trạng dự trữ ngoại tệ chính thức của Ukraine sụt giảm mạnh sẽ làm gia tăng nguy cơ Chính phủ Ukraine không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ của họ.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Trước đó, trong bài phỏng vấn với tờ Nezavisimaya Gazeta được đăng tải ngày 15/12, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho biết: “Nói về “lựa chọn châu Âu” và khả năng gia nhập Liên minh châu Âu (EU), lãnh đạo Ukraine có thể đang lặp lại sai lầm của ông Yanikovich”.

“Chỉ khác rằng ông Yanukovich đã nhận ra sai lầm của mình và can đảm để ngừng quá trình đó lại”, Itar-Tass dẫn lời ông Medvedev. Cựu Tổng thống Yanukovich đã hủy bỏ việc ký kết các thỏa thuận liên kết với EU chỉ vài ngày trước lịch trình ký kết dự kiến hồi cuối năm 2013.

Thay vào đó, ông chọn con đường thiết lập quan hệ gắn bó hơn với Moscow. Quyết định này đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng ở Ukraine.

Thủ tướng Nga cho rằng các nhà lãnh đạo hiện tại của Ukraine đang cố gắng không tập trung vào những vấn đề “chi tiết”, đồng thời im lặng trước thực tế đầy trở ngại trong cơ hội trở thành thành viên EU. Theo ông Medvedev, Ukraine thậm chí chưa có tư cách của một ứng viên gia nhập EU, theo Itar-Tass.

Cũng trong bài phỏng vấn, ông Medvedev cho rằng, trong tình hình hiện nay, khi mà nền kinh tế Ukraine đang trở nên kiệt quệ, Ukraine cũng sẽ không nhận được sự giúp đỡ của châu Âu.

“Không ai muốn cung cấp tiền cho Ukraine kể cả khi để giải quyết các nhu cầu cấp bách. Chính nền kinh tế của châu Âu cũng bị khó khăn vì cuộc khủng hoảng này”, Thủ tướng Medvedev viết.

Việc IMF hoãn giải ngân gói viện trợ chính thứ 3 cho Ukraine diễn ra ngay sau khi Mỹ thông qua lệnh trừng phạt Nga và viện trợ quân sự cho Ukraine.

Theo đó, ngày 18/12, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký ban hành một luật nhằm áp đặt những biện pháp trừng phạt Nga cứng rắn hơn nhưng loại trừ việc tiến hành những bước đi bổ sung trong thời gian này.

Hồi tuần trước, dự luật “Ủng hộ tự do tại Ukraine” đã được lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua. Theo đó cho phép chính phủ của ông Obama áp đặt thêm các lệnh trừng phạt mới nhằm vào các công ty năng lượng và quốc phòng của Nga do Nga “tiếp tục can dự vào cuộc nổi dậy ở miền Đông Ukraine”. Luật này cho phép ông Obama cung cấp viện trợ quân sự trị giá 350 triệu USD cho Ukraine, bao gồm các vũ khí chống tăng và thiết giáp.

Song song đó, Liên hiệp châu Âu (EU) áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung chống Crimea nhằm chuyển tải thông điệp khối này sẽ không công nhận sự sáp nhập của Nga đối với lãnh thổ của Ukraine. Cụ thể, cấm toàn bộ hoạt động đầu tư ở bán đảo này, chấm dứt hoạt động giúp đỡ thăm dò dầu khí ở Biển Đen của Nga và nghiêm cấm các tàu du lịch châu Âu ghé qua các cảng tại đây.

Ukraine có thể đảo chính trong năm 2015?

Phóng viên Mỹ, Jamie Detmer, người đã thâm nhập hang ổ của lực lượng “bán vũ trang” cảnh báo chính quyền Ukraine hiện giờ được xây dựng từ cuộc đảo chính ông Viktor Yanukovych bởi lực lượng “bán vũ trang” (phe cực hữu có trang bị vũ khí). Không có gì đảm bảo rằng chính quyền này có thể đứng vững nếu lực lượng “bán vũ trang” khác (bán vũ khí ) cảm thấy phải hành động.

Detmer cho biết tiếp xúc với 3 doanh nhân thành đạt thuộc phe bán vũ trang hay lái súng. Họ yêu cầu được mô tả là “doanh nhân yêu nước” và một trong số họ, tạm gọi là Alexander, được 2 người còn lại giới thiệu là một doanh nhân yêu nước và rất giàu có.

Họ nói đã tài trợ để thành lập lực lượng dân quân tự vệ Ukraine ở tất cả các nơi mà quân đội chính quy hoạt động thiếu hiệu quả khi đối đầu với phe ly khai ở miền đông. Họ luôn than phiền về tình trạng đang diễn ra và cụm từ “sự phản bội” thường lướt trên môi họ khi nói về chính quyền hiện tại. Họ không ngần ngại dự đoán chính phủ của Tổng thống Petro Oleksiyovych Poroshenko khó có thê tiếp tục tại vị hết mùa xuân năm nay nếu tình hình không lạc quan hơn.

Một mặt những gã như Alexander góp tiền để xây dựng lực lượng chống phe ly khai nhưng mặt khác, chúng lại kiếm tiền từ xuất khẩu vũ khí cho tất cả các phe. Phóng viên Detmer nói rằng riêng Alexander và các cộng sự đã có mối làm ăn rất tốt với bạn hàng ở Belarus.

Trong thời gian Ukraine bắt đầu nhuốm khủng hoảng, công việc lái súng của Alexander rất thuận lợi. Nhưng đến tháng 6, ông Poroshenko sau khi đắc cử đã tăng cường lệnh cấm vào ngành vũ khí vì sợ các thiết bị quân sự bị tuồn sang phía bên kia. Ngoài lo sợ súng vào tay phe ly khai thì chính quyền Ukraine còn muốn phá các hợp đồng chế tạo thiết bị phần cứng cho Nga. Ukraine muốn dùng các hợp đồng đó như vật trao đổi trên bàn đàm phán.

ukraine-datviet.vn1_21133911

Trước tình thế đó, nhiều “lái súng” vẫn phớt lờ lệnh và tìm cách bán những thứ có thể bán. Họ không thể làm khác để có thể tồn tại trong lúc kinh tế suy thoái. Chính vì vậy, một mặt họ chống lệnh chính quyền nhưng mặt khác vẫn hào phóng giúp đỡ chính quyền như việc thành lập đội tự vệ ở miền đông chẳng hạn. Nhưng các đội tự vệ này có tuồn vũ khí cho phe ly khai không thì chẳng ai dám chắc.

Dù vậy, họ vẫn tức giận mỗi khi bị chính quyền phá các phi vụ làm ăn. Tháng trước, Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk đã chặn lô hàng gồm thiết bị quan trọng cho các hệ thống radar quân sự gắn trên pháo phòng không tự hành Shilka. Điều này làm giới lái súng vô cùng bất mãn nên họ nói đó là sự phản bội. Họ cảnh báo sẽ không quên vụ này.

Cuối tháng trước, giám đốc điều hành của Sich đã ký một thỏa thuận sơ bộ với công ty vũ khí của Belarus về việc xuất động cơ tên lửa. Họ biết chắc rồi các động cơ này sẽ sang Nga nhưng Alexander lý giải: “Đôi khi, một số lợi ích kinh tế mâu thuẫn với lợi ích của đất nước”.

Phe lái súng từng rất ủng hộ lật ông Yanukovych vì nghĩ rằng chính quyền cũ không giúp công việc bán vũ khí của họ ăn nên làm ra. Nhưng khi chính quyền mới không giúp họ bán súng nhiều hơn mà lại cản trở việc làm ăn của họ thì hãy coi chừng.

Alexander nói: “Tôi ghét phải dự đoán nhưng không ai biết các tiểu đoàn Maidan có trở lại Kiev hay không”. Với chiến binh Maidan thì phe lái súng chi cần ngỏ lời kèm tiền là sẽ có rắc rối. Và cũng đừng quên chính lực lượng tự vệ mà phe lái súng tạo ra cũng có thể hóa thành Maidan.

Báo Đất Việt


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề