Máy bay rơi sẽ không làm thay đổi quan điểm của ông Putin về Syria

Vụ tai nạn máy bay Nga ở Ai Cập sẽ không tạo nên làn sóng phản đối chiến tranh tại Syria. Tổng thống Nga Putin cũng không vì vậy mà thay đổi chiến lược chống khủng bố.

Trong nhiều ngày qua, nguồn tin từ Mỹ và một số quốc gia phương Tây đều cho rằng, một quả bom cài trên máy bay có thể là nguyên nhân khiến phi cơ Nga rơi ở Ai Cập, làm toàn bộ 224 người thiệt mạng.

Truyền thông Pháp ngày 6/11 còn cho biết, có những âm thanh “đột ngột và thảm khốc” trong quá trình phân tích hộp đen, nhiều khả năng thiết bị đã ghi lại dữ liệu quan trọng này bên trong buồng lái. Điện Kremlin cho đến phủ nhận những mối liên hệ với khủng bố, hủy bỏ toàn bộ chuyến bay đến Ai Cập và bắt đầu quá trình sơ tán hàng chục ngàn du khách Nga.

Nếu như thực sự chiếc Airbus A321-200 bị khủng bố trong khi Tổng thống Nga Putin đang triển khai hoạt động không kích ở Syria, câu hỏi đặt ra là liệu ông Putin có thay đổi cách tiếp cận ở Trung Đông trong tham vọng địa chính trị của mình.

Lập trường của nước Nga ngày nay cho thấy, khó có sự thay đổi đến từ Điện Kremlin trong tương lai hay phải đối mặt với phản ứng mạnh mẽ từ công chúng.

Ngay từ khi ông Putin triển khai máy bay chiến đấu đến Syria, Tổng thống Nga đã khẳng định mục đích chống khủng bố cũng như đảm bảo an ninh trong nước. “Cách duy nhất để làm điều này là tấn công trước, tiêu diệt các mục tiêu khủng bố và không chờ đợi đến khi chúng gõ cửa nhà bạn”, ông Putin nói.

Một vụ tấn công của phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) nhằm vào máy bay Nga sẽ chỉ củng cố quan điểm chống khủng bố. Những người Mỹ từng trải qua sự kiện 11/9 chắc chắn không xa lạ với lý do này.

“Nếu như xảy ra vụ tấn công khủng bố ở Ai Cập, đó là một vấn đề an toàn của toàn cầu”, nhà phân tích chính trị Masha Lipman tại Moscow nói. “Đó sẽ không chỉ là vấn đề của người Nga”. Điện Kremlin hoàn toàn có thể thuyết phục Mỹ khi nói rằng, “chúng ta cùng chung một chiến tuyến, trong cuộc chiến chống lại mối đe dọa từ IS”.

Ngay sau khi sự kiện khủng bố ngày 11/9 xảy ra ở Mỹ, ông Putin là nhà lãnh đạo đầu tiên trên thế giới gọi điện cho Tổng thống Mỹ George W. Bush để gửi lời chia buồn. Tổng thống Mỹ cũng kêu gọi hai nước tăng cường hợp tác chống khủng bố, điều mà Washington vẫn miễn cưỡng chấp nhận dù đã áp đặt lệnh trừng phạt Moscow năm 2014.

Chuyên gia nghiên cứu chính trị Gleb Pavlovsky, người từng đóng vai trò cố vấn ở Điện Krenlin lo ngại về khả năng Mỹ dùng công cụ tuyên truyền để chỉ trích chiến dịch không kích của Nga đã kích động khủng bố. Và nếu như kịch bản này diễn ra, “Điện Kremlin sẽ chỉ càng đáp trả phương Tây mạnh mẽ hơn”.

  Máy bay rơi sẽ không làm thay đổi quan điểm của ông Putin về Syria - Ảnh 2

Người dân Nga tưởng niệm các nạn nhân trong vụ rơi máy bay tại Ai Cập.

Ngay cả khi phương Tây mong muốn Nga chấm dứt chiến dịch quân sự ở Syria, ông Putin nhiều khả năng sẽ không làm điều này. Nhà lãnh đạo Nga luôn biết cách để vượt qua những sức ép từ bên ngoài. “Ông Putin sẽ phản ứng theo cách riêng, khi mà mọi sự chú ý và dự đoán đã thay đổi”.

“Ông Putin đã có kế hoạch về lối thoái ở Syria. Nhưng điều này sẽ không xảy ra sau vụ tai nạn máy bay ở Ai Cập”, chuyên gia Pavlovsky nhận định. Dư luận Nga nhiều khả năng cũng sẽ bày tỏ quan điểm ủng hộ ông Putin. Mọi hoạt động tưởng niệm liên quan đến vụ tai nạn máy bay sẽ không trở thành làn sóng biểu tình phản đối Tổng thống Nga.

“Sự kiện khủng bố xảy ra ở Nga những năm qua đã khiến người Nga không còn bày tỏ sự ngạc nhiên”, nhà báo Nga Fyodor Lukyanov làm việc tại tờGlobal Affairs cho biết. “Điều đó thật tồi tệ nhưng đó là một phần trong cuộc sống. Sau vụ khủng bố bắt cóc con tin ở Beslan năm 2004, khiến gần 400 người thiệt mạng, đa số là trẻ em, những vụ tấn công khủng bố “đã trở nên bình thường”.

Nga cũng có những lý do riêng để liên tục phủ nhận khả năng máy bay Metrojet bị khủng bố. Đau thương xảy ra đối với người Nga sẽ nhanh chóng được quên đi. “Sau sự kiện Beslan, số tiền bảo hiểm đã được chi trả nhanh chóng. Người Nga không có văn hóa tập trung vào bi kịch như người Mỹ”, Masha Lipman chia sẻ.

Theo nhà phân tích Lipman, 4 ngày sau vụ rơi máy bay, truyền hình Nga đã chiếu cảnh 85.000 người tham gia vào lễ kỷ niệm ngày “thống nhất dân tộc”. Thông điệp được đưa ra khá rõ ràng, nếu như khủng bố ngày càng nhắm đến Nga, người dân Nga sẽ càng liên kết mạnh mẽ hơn, cùng bảo vệ nhau vì mục tiêu chung.

Nguồn nguoiduatin.vn (dịch từ New York Times)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề