Liệu ông Putin thực sự nghiêm túc thực hiện thỏa thuận hòa bình Minsk?

Washingtonpost – Giới ngoại giao đang có nhiều đồn đoán V.Putin sẵn sàng hợp tác nghiêm túc nhằm chấm dứt cuộc xung đột mà ông đã khởi xướng ở Ukraina. Putin muốn làm điều này để giải phóng nền kinh tế khỏi biện pháp trừng phạt của phương Tây.

Tháng trước Putin đã gây sốc khi chỉ định hai người bạn “chí cốt” để thương lượng triển khai hiệp định hòa bình đã bị trì hoãn trước đó, trong đó muốn dành riêng một kênh liên lạc mới giữa Hoa Kỳ – Nga. Tuy nhiên những nghi ngờ vẫn được đặt ra là thực sự ông có sẵn sàng để thỏa hiệp hay chỉ cố tình chia rẽ các chính phủ phương Tây nhằm chuyển hướng cáo buộc về ngoại giao bế tắc cho Ukriane. Những bước đi của ông Putin cần phải xem xét và thử nghiệm. Cho đến nay châu Âu và chính quyền Obama đã không làm những gì cần thiết để buộc Putin phải thể hiện bằng hành động cụ thể. Họ vẫn để ngỏ con đường ngoại giao cho lãnh đạo Nga.

Tuy  nhiên những động thái từ Bộ trưởng ngoại giao của ông Putin, ông Sergei Lavrov chắc chắn gây ấn tượng về sự dối trá. Trong một cuộc họp báo gần đây, ông tuyên bố rằng Liên minh châu Âu bị đẩy vào “cái bẫy” của Hoa Kỳ khi họ thống nhất rằng “điều kiện để tháo dỡ lệnh trừng phạt là Nga phải thực hiện thỏa thuận hòa bình Minsk2. Như vậy Ukraina đã có kẻ chống lưng và chẳng phải làm gì, nên các biện pháp trừng phạt vẫn được duy trì, châu Âu vẫn đang chịu trận”. Ông quả quyết khẳng định “chúng tôi không muốn làm con tin trong tình trạng này”.

Trong thực tế, Nga và các lực lượng quân sự do họ bảo trợ chưa bao giờ tôn trọng những bước đầu tiên trong hiệp định Minsk, điều đó được chứng mình bằng các cuộc đụng độ vẫn tiếp tục trên tiền tuyến. Tuy nhiên, một số chính phủ châu Âu vì lợi ích kinh doanh đã sẵn sàng đón nhận những tín hiệu của Moscow. Họ đổ lỗi cho chính phủ của Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko đã ngăn cản sửa đổi hiến pháp để tăng quyền tự chủ cho các khu vực Nga đang chiếm đóng và không có thỏa thuận nào để tổ chức bầu cử trong những vùng lãnh thổ này.

Ông Poroshenko đã không thể  tập hợp được phiếu bầu cho những cải cách hiến pháp để quốc hội thông qua vì một phần ly khai liên tục vi phạm lệnh ngừng bắn và thương vong của lực lượng vũ trang Ukraina vẫn xảy ra. Trong khi đó chính quyền trong khu vực ly khai muốn cuộc bầu cử theo nguyên tắc của họ đặt ra (thực tế do Nga đặt ra). Trong các cuộc đàm phán với quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland, trợ lý của Putin ông Vladislav Surkov đã thể hiện một cách linh hoạt, khiến một số quan chức Hoa Kỳ kết luận rằng một thỏa thuận để thực hiện ước Minsk là có thể nghĩ đến. Tuy nhiên chính quyền Ukraina cần phải thực hiện cải cách hiến pháp để song song thực hiện hai điều: tổ chức bầu cử tại khu vực ly khai và khôi phục quyền kiểm soát biên giới với Nga.

Bước đầu tiên cần thiết  là kết thúc tiếng súng và thực hiện các biện pháp để đảm bảo an ninh cũng như triển khai quan sát viên quốc tế để giám sát tất cả các khu vực Nga đang chiếm đóng để kiểm soát lãnh thổ.

Ông Putin đã cho cả thế giới thấy rằng ông có thể thực thi một lệnh ngừng bắn nếu ông muốn. Ông đã từng làm điều này trong một khoảng thời gian ngắn vào tháng 9-2015 sau khi Nga chuyển hướng sang chiến trường Syria. Chính quyền Obama cùng Liên minh châu Âu nên tranh thủ gây áp lực mạnh hơn nữa lên Kremlin buộc họ phải thể hiện bằng hành động nghiêm túc để thực thi lệnh ngừng bắn hoàn toàn. Điều đó sẽ giúp Ukraina giảm áp lực về chiến tranh để thực hiện công cuộc cải tổ nhanh chóng. Còn nếu ông Putin không muốn thực hiện điều này khi đó sẽ thiết lập một môi trường chính trị mới. Nếu không tất cả sẽ biết ai là người phải chịu trách nhiệm về cuộc xung đột đóng băng.

Đức Dũng


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề