Iran ký thỏa thuận mua 114 máy bay Airbus

Tehran (AFP) – Iran tuyên bố sẽ mua 114 máy bay Airbus để thay thế cho đội máy bay già nua của họ. Đây là thỏa thuận lớn đầu tiên kể từ khi phương Tây công bố dỡ bỏ lệnh trừng phạt.

Bộ trưởng Giao thông Abbas Akhoundi cho biết thỏa thuận sẽ được ký kết giữa Hãng hàng không quốc gia Iran Air và Airbus trong chuyến thăm Paris của Tổng thống Hassan Rouhani diễn ra vào tuần này.

Kể từ khi Iran thực hiện các thỏa thuận hạn chế hoạt động hạt nhân để đổi lấy việc dỡ bỏ trừng phạt trừng phạt kinh tế, đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Rouhani tới châu Âu. Ông cũng sẽ ghé thăm Italia sau đó sẽ đến Pháp.

Tổng thống Rouhani đã ca ngợi thỏa thuận như là một “chương mới” cho Iran khi nền kinh tế trở lại thị trường toàn cầu.

Ưu tiên hàng đầu của Iran hiện nay là hiện đại hóa đội bay và nâng cấp cơ sở hạ tầng. Theo lời ông Akhoundi nói hôm Chủ nhật, hiện Iran chỉ có 150 trong tổng số 250 máy bay đang hoạt động.

“Chúng tôi đã đàm phán trong 10 tháng nay” để mua máy bay nhưng “không có cách nào để thanh toán vì ngân hàng bị cấm vận,” cơ quan truyền thông Quốc gia Iran dẫn lời Akhoundi nói.

“Chúng tôi cần 400 máy bay tầm xa và tầm trung. 100 máy bay tầm ngắn,” ông nói.

Ông cho biết thêm lô hàng đầu tiên sẽ được chuyển đến Iran vào ngày 19-3 nhưng không cho biết chi tiết cụ thể về tài chính trong thỏa thuận với Airbus.

Với số dân 79 triệu người, Iran có một mạng lưới đường bộ rất tốt nhưng vẫn cần phải nâng cấp những con đường giao thông chính để thúc đẩy du lịch và thương mại.

Các sân bay của Iran cũng cần 250 triệu USD (230 triệu euro) để nâng cấp hệ thống định vị, Akhoundi nói.

Đàm phán với Boeing

Hiện nay Iran chỉ có 9 trong tổng số 67 sân bay đang hoạt động. Trong những năm gần đây Iran đã phải chịu nhiều tai nạn hàng không do đội bay bị lão hóa, bảo dưỡng kém và thiếu hụt các bộ phận mới để thay thế.

Tin tức về thỏa thuận với Airbus được công bố cùng lúc  các đại diện của ngành hàng không từ 85 công ty có buổi gặp nhau tại Tehran vào hôm nay, để tìm kiếm cơ hội làm ăn với nước cộng hòa Hồi giáo sau khi lệnh cấm vận được dỡ bỏ.

“Đó là một thời gian thực sự thú vị, chưa bao giờ tôi được trải qua một tình huống như thế này,” Peter Harbison, người đứng đầu cơ quan tư vấn CAPA, nơi tổ chức các hội nghị nói.

“Một mảng toàn bộ các dịch vụ hàng không khác nhau và công việc mới rõ ràng sẽ được tạo ra,” Harbison nói với AFP.

“Hàng không là một trong những ngành công nghiệp tạo ra dòng chảy kinh tế cùng các lợi ích rất lớn. Nó sẽ giúp cho ngành du lịch được mở rộng, vì vậy bạn sẽ cần phải phát triển cơ sở hạ tầng, các khách sạn phải được nâng cấp và hoàn thiện”.

Akhoundi cho biết thêm Iran cũng đang đàm phán với nhà sản xuất máy bay Boeing của Mỹ, nhưng không cung cấp thêm chi tiết. Iran cũng đang đàm phán với Hoa Kỳ để mở lại đường bay trực tiếp, vì đường bay này đã bị cắt sau cuộc khủng hoảng con tin năm 1979 và từ đó đã chấm dứt mọi quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Trong chuyến thăm châu Âu ông Rouhani muốn tìm cách khôi phục lại quan hệ thương mại với Ý và Pháp, đây là những đối tác kinh tế chính của Tehran trước khi nước này bị quốc tế thắt chặt các biện pháp trừng phạt vào tháng 1-2012.

Ngay sau khi phương Tây tuyên bố dỡ bỏ cấm vận cuộc cạnh tranh tại thị trường Iran đang diễn ra một cách khốc liệt. Trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm qua, Rouhani nói rằng hai nước sẽ xây dựng quan hệ kinh tế trị giá đến 600 tỷ USD trong 10 năm tới.

Họ đã ký một loạt các hiệp định thương mại, bao gồm một hợp đồng 2 tỉ USD xây dựng đường tàu điện nối liền thành phố Tehran với Mashhad.

Đức Dũng


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề