Hungary cắt khí đốt cho Ukraine và xin rút khỏi liên minh EU?

Chủ tịch Quốc hội Hungary Laszlo Kever tuyên bố đất nước sẽ rút khỏi EU. Nhưng cũng nói rằng đây là một “kịch bản đáng sợ” và chưa chắc chính phủ sẽ thông qua

Theo ông Kever, “Nếu Brussels chỉ ra cần phải điều hành đất nước như thế nào thì họ sẽ giống như Moscow trước khi thay đổi chế độ năm 1989”. Trong khi đó, phía châu Âu lại đang gây sức ép liên quan đến lập trường của Budapest về Nga cũng như về việc nước này không tham gia lệnh trừng phạt Moscow.

15
Chủ tịch nghị viện Hungary Laszlo Kever

Thành viên Nghị viện châu Âu, Tamás Deutsch lên tiếng ủng hộ: “Ông Laszlo Kever đã trình bày rất rõ ràng về các khó khăn trong hoạt động của EU, những lợi ích của châu Âu quá xa so với chúng tôi và chúng tôi phải tự mình xác định tương lai trong EU”.

Trong khi đó Chủ tịch cũng lưu ý rằng việc có là thành viên của EU và NATO hay không không phải là vấn đề quá quan trọng đối với đất nước.

Các đảng đối lập và các chính trị gia Hungary đã rất tức giận với lời của ông Kever và cho rằng chúng liên quan đến chính sách của Thủ tướng Viktor Orbán. Đến giờ ông Orbán vẫn chưa phản hồi về lời tuyên bố của Chủ tịch Quốc hội và những người cùng đảng Fidesz với ông.

16
Thủ tướng Viktor Orbán

Trả lời Gazeta.ru trước đó, ông Fyodor Lukyanov – Chủ tịch Hội đồng chính sách đối ngoại và quân sự cho biết, Thủ tướng Orbán “đã nhiều lần định hướng Hungary trở thành cửa ngõ để Nga bước vào Đông Âu”.

Thủ tướng phát biểu từ tháng 11/2011 rằng: “Chúng tôi, những người châu Âu, cần có Nga. Sớm hay muộn cũng cần trở thành liên minh chiến lược với Nga, càng sớm bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu”.

Hãng truyền thông Al Jazeera English đưa tin từ cuối tháng 8: Hungary ngày càng thân Nga và đang có xu hướng “phản bội nền dân chủ”. Cả châu Âu đều lo ngại về mối quan hệ ngày càng đi lên này vì theo sau Hungary có thể là những nước “có nền dân chủ yếu kém” khác trong EU.

Chủ tịch Đảng “Đối thoại vì Hungary” Benedek Jávor thậm chí còn kêu gọi điều tra “thỏa thuận hạt nhân” giữa Moscow và Budapest. Ông lưu ý rằng trước đó, Viktor Yanukovych cũng đã đánh đổi việc trở thành đối tác với EU để gần gũi hơn với Nga.

Đại sứ Mỹ tại Hungary Andre Goodfriend tuyên bố: “Tại thời điểm bất ổn này, Hungary nên ủng hộ lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) nhằm vào Nga thay vì bàn luận trao quyền tự trị cho dân tộc Hungary sống tại Ukraine”.

Tuần trước, Washington đã không cho phép một loạt các nhân vật cấp cao và các doanh nhân Hungary nhập cảnh vào Mỹ. Theo tài liệu trên cổng thông tin của Đài Tiếng nói Hungary, nguyên nhân dẫn đến việc này là do chiều hướng thân Nga của chính quyền.

Hôm 27/9 vừa qua, Hungary đã bất ngờ tuyên bố cắt nguồn cung khí đốt vô thời hạn cho Ukraine với lý do “kỹ thuật”. Dẫu vậy, đây được coi là một đòn đánh khá bất ngờ bởi trong khi Ukraine đang điêu đứng vì bị Nga ngừng cung cấp khí đốt thì nguồn cung quan trọng thứ hai là Hungary cũng quay lưng. Có lẽ chính vì điều này mà chính quyền Kiev đã phải xuống thang, đề nghị Moscow đàm phán và tìm giải pháp tháo gỡ chiến sự ở miền Đông Ukraine.

Về phía EU, việc Hungary “ngang bướng”, không chịu áp đặt lệnh trừng phạt Nga mà còn công khai ủng hộ chính quyền của Tổng thống Putin. Đã có khá nhiều quan chức cấp cao của EU “sôi máu” với quyết định này của Budapest.

Nguồn bài viết: Gazeta.ru, Báo Infonet


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề