Đừng tưởng rằng nước Mỹ đã suy yếu

Afghanistan, Syria và mới đây là Ukraina, càng ngày người ta thấy nước Mỹ không còn thể hiện được cái thế “sen đầm quốc tế” như xưa. Có nhiều ý kiến cho rằng, thời của “liên minh Mỹ” đã hết. Điều này là không chính xác.

Trong một bài viết mới đây trên tờ “Project syndicate”, nhiều nhà quan sát chính trị quốc tế đang lấy cuộc khủng hoảng tại Ukraina như một ví dụ nữa về sự suy giảm ảnh hưởng toàn cầu của Mỹ, trong khi một số người coi đó là bằng chứng của một “liên minh mới” do Nga đứng đầu cùng với các nền kinh tế mới nổi như Brazil, Ấn Độ và Trung Quốc đang trỗi dậy.

Mặc dù cả hai nhận định trên đều có phần đúng, nhưng quan điểm cho rằng khả năng của Mỹ trong việc định hình một hệ thống quốc tế đang suy giảm lại là một sự… cường điệu và ảo tưởng.

Mấy năm gần đây, nước Mỹ đã gặp rất nhiều khó khăn. Sau những cuộc chiến kéo dài tại Iraq, Afghanistan, Mỹ đã muốn rút quân về nhưng cũng mắc kẹt khá nhiều chuyện. Tại Syria, sự không khoan nhượng của Nga và Trung Quốc đã khiến những nỗ lực của Mỹ “đổ bể”. Và sự hung hăng, hiếu chiến ngày càng tăng của Trung Quốc tại Biển Đông và Hoa Đông đang đe dọa sự chi phối của Mỹ tại khu vực và làm tăng nguy cơ một cuộc khủng hoảng với Nhật Bản hay các đồng minh gần gũi của Mỹ.

Ở phía bên kia Đại Tây Dương, nhiều đồng minh châu Âu của Mỹ đang sa lầy trong khó khăn kinh tế. Và mặc dù kinh tế Mỹ đang phục hồi từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, “túi tiền” và danh tiếng của Mỹ cũng đã bị giáng một đòn mạnh.

Tuy nhiên, Mỹ vẫn là quốc gia có ảnh hưởng toàn cầu lớn nhất, ít nhất là nhờ những liên minh hùng mạnh đang duy trì. Tất cả sự chú ý đang tập trung vào sự trỗi dậy kinh tế của Trung Quốc, và mức độ thấp hơn là sự trỗi dậy kinh tế của Ấn Độ và Brazil, làm lu mờ sự thành công của các đồng minh của Mỹ như Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia và Đức. Trên thực tế, không ai có thể phủ nhận được rằng đa số các nền kinh tế mạnh nhất thế giới đang liên minh với Mỹ.

“Đối thủ” của Mỹ, thay vì kết hợp thành một khối thống nhất thì chính các cường quốc mới nổi vẫn đang chia rẽ sâu sắc. Do đó, ngay cả các cường quốc kinh tế không liên minh với Mỹ cũng không muốn đảo ngược trật tự thế giới hiện tại, mà muốn giành thêm không gian trong trật tự này như thông qua việc tăng thẩm quyền trong các thể chế quốc tế. Rốt cuộc, các cường quốc mới nổi đã trỗi dậy nhờ tự hội nhập vào hệ thống kinh tế toàn cầu.

Ngay cả Trung Quốc, quốc gia được cho rằng đang tìm cách ngăn chặn sự lãnh đạo của Mỹ trong một số lĩnh vực, cũng không có sự lựa chọn nào khác là hợp tác với Mỹ và các đồng minh của Mỹ trong nhiều vấn đề chính sách đối ngoại.

Trung Quốc có thể thách thức sự lãnh đạo của Mỹ nếu các nước khác cũng ủng hộ, và cho đến nay, Trung Quốc vẫn gần như không có đồng minh nào ngoài một số nước nhỏ bị “bức bách và cưỡng bức” do phụ thuộc vào kinh tế và thương mại. Nói một cách khác, Trung Quốc rất đơn độc nếu muốn chống lại liên minh của Mỹ và đang phải kiềm chế dù thâm tâm họ rất khao khát làm điều đó.

Trung Quốc cũng biết rằng một thái độ quá hung hăng đối với Mỹ có thể phá hoại lợi ích của mình trong một nền kinh tế toàn cầu ổn định và việc vận chuyển an toàn hàng hóa và năng lượng qua các tuyến đường biển và đường không quốc tế.

Điều này đặc biệt đúng với Trung Quốc, do sự ổn định trong nước và ảnh hưởng quốc tế của Bắc Kinh chủ yếu phụ thuộc vào khả năng duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao, điều vốn đang đòi hỏi số lượng nhập khẩu lớn năng lượng và các nguồn tài nguyên khác. Để đảm bảo việc tiếp cận không bị cản trở các nguồn lực quan trọng này, Trung Quốc đang cần sự ổn định tại những quốc gia có thể khai thác tài nguyên, những thị trường có thể đầu tư và những tuyến đường nối với các nhà cung cấp. Nhưng khả năng duy trì các điều kiện này của Trung Quốc là cực kỳ hạn chế, và trong một số trường hợp như ở Vịnh Persia, Trung Quốc đang phải phụ thuộc vào sức mạnh quân sự Mỹ.

Nói tóm lại, việc cân bằng giữa sự thôi thúc hướng tới cạnh tranh và ưu đãi đang khuyến khích sự kiếm chế là động lực quan trọng nhất trong các vấn đề quốc tế đương đại. Và hiện nay, cán cân toàn cầu đang nghiêng sang kiềm chế. Có lẽ thách thức nguy hiểm nhất là triển vọng các cường quốc đang nổi đang ngày càng hướng đến tự chủ hơn là liên minh. Trung Quốc và Ấn Độ có thể không hài lòng với các hành động của Nga tại Ukraina, nhưng không đời nào bỏ phiếu chống lại nước này tại Đại hội đồng Liên hợp quốc.

Tuy nhiên, sự biến đổi không ngừng của thế giới đang góp phần vào sức mạnh quan trọng nhất của Mỹ: khả năng xây dựng các liên minh rộng lớn và khác nhau. Các liên minh và quan hệ mà Mỹ đang tạo ra đang vượt xa tất cả các nước khác và sẽ tiếp tục như vậy trong tương lai gần.

Trí Lê (Theo Infonet)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 1 phản hồi cho bài viết “Đừng tưởng rằng nước Mỹ đã suy yếu”:

  1. haidao viết:

    CAC BAN CUNG DA BIET MY DANG DAN SUY YEU……NGA XO VA CAC DONG MINH THAN CAN TRONG KHOI CONG SAN DANG VUC DAY VA NGAY CANG TRO NEN MANH ME HON……TRONG LUC NAY MY VA NATO RAT CAN MOT CUOC CHIEN NHAM LAY LAI VI THE CUA MINH……TRONG KHI DO LIEN MINH CONG SAN BAO GOM TAM GIAC CHIEN LUOC NGA XO – TRUNG QUOC – AN DO DANG LA THE LUC NOI LEN VA LA DOI THU CUA MY VA CAC DONG MINH…..DEN NAM 2020 KHOI CONG SAN SE VUOT QUA MAT KHOI TU BAN…….VA CUOC CHIEN TRANH SE QUAY TRO LAI…..CO THE NO BAT DAU BUNG PHAT O BAN DAO TRIEU TIEN NOI DO CO VI TRI DIA CHINH TRI CHIEN CUA CA 2 KHOI TU BAN VA CONG SAN……

Trả lời haidao Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề