Điều gì sẽ xảy ra nếu kinh tế Nga tiếp tục suy giảm

Sự bất ổn của giá dầu đã khiến chế độ Liên Xô cũ sụp đổ và một lần nữa giá dầu thô đang làm lung lay chính phủ Nga.

Sự giảm giá dầu mạnh trong thời gian gần đây đã khiến Tổng thống Nga Vladimir Putin phải đương đầu với những khó khăn của nền kinh tế. Chính phủ Nga đã cảnh báo một sự suy giảm nghiêm trọng trong nền kinh tế khi dự báo kinh tế nước này sẽ rơi vào suy thoái kỹ thuật trong quý đầu tiên năm 2015.

Tình hình nước Nga trở nên xấu đi sau cuộc khủng hoảng chính trị tại Ucraina do tình trạng rút vốn ồ ạt và sự trừng phạt khắc nghiệt về kinh tế của các nước phương Tây.

Hiện nay, việc giá dầu giảm 45% từ tháng 6/2014 đang là nguyên nhân chính dẫn đến tình hình ảm đạm của kinh tế Nga. Theo chuyên gia Jonathan Anderson của Emerging Advisors, tình hình kinh tế Nga hiện nay tạm thời rất xấu. Chuyên gia Jacob Nell của Morgan Stanley thì cho biết dầu mỏ và khí đốt chiếm 67% tỷ trọng xuất khẩu và 50% doanh thu của ngân sách Nga do đó giá dầu đã tác động rất mạnh đến nền kinh tế nước này.

Theo Bộ trưởng Tài chính Nga, nước này gần đây đã mất khoảng 40 tỷ USD/năm do các lệnh trừng phạt và 100 tỷ USD/năm do giá dầu. Đồng Rúp Nga cũng đã giảm mạnh và ảnh hưởng đến người dân nước này do lạm phát tăng cao, khiến những kỳ vọng vào tăng trưởng kinh tế ngày càng xa xôi.

Trong khi ngân hàng trung ương Nga dự báo lạm phát ở nước này có thể đạt 10% vào cuối năm nay thì một số doanh nhân giàu có ở Nga đã tìm được cách làm giàu nhờ kết hợp sự mất giá của đồng Rúp và lạm phát tăng cao.

Theo số liệu của Tổ chức Thương mại Châu Âu (AEB), doanh thu bán xe ô tô tháng 11/2014 giảm 1,1% so với năm ngoái nhưng nhu cầu cho những loại xe hạng sang lại tăng mạnh. Doanh số bán hàng của Porsche và Lexus tăng 55% và 63% do giới thượng lưu tại Nga đầu tư vào ô tô như một kênh tích lũy tài sản.

Đối với nhiều người dân Nga, nền kinh tế đã trở nên tồi tệ khi tầng lớp trung lưu Nga không thể duy trì những tiêu chuẩn cơ bản cho cuộc sống.

Một trang web đã được thiết lập tại Nga để hiển thị các số liệu về kinh tế bao gồm tỷ giá giữa đồng Rúp với đồng USD, Rúp/Euro và giá dầu. Những người xem được khuyến khích theo dõi bảng chỉ số này với hy vọng tình trạng khó khăn của nước Nga sẽ sớm chấm dứt. Những nhà phát triển của trang web này cho biết họ đã thu hút được hơn 1,2 triệu lượt người xem trong tuần đầu tiên.

11
Các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga sẽ vẫn được duy trì hoặc được tăng cường nếu tình hình chính trị ở Ucraina không được giải quyết.

Giá dầu ở mức 110 USD/thùng trong thời gian những lệnh trừng phạt giành cho Nga mới được thảo luận và với chi phí năng lượng cao như vậy thì các nước Châu Âu không có nhiều lựa chọn do các lệnh trừng phạt quá mạnh có thể khiến Nga dừng nguồn cung cấp khí đốt vốn rất quan trọng với khu vực này. Tuy nhiên, tình hình đã khác khi giá dầu gần đây được giao dịch dưới 60 USD/thùng và đang giảm xuống mức 50 USD/thùng khiến đồng Rúp tiếp tục giảm giá.

Trong tình hình như vậy, Morgan Stanley dự đoán lạm phát tại Nga sẽ tăng khoảng 6-8 điểm phần trăm. GDP của nước này cũng sẽ vào khoảng 6%/năm, một sự suy giảm mạnh trong tăng trưởng kinh tế sau nhiều năm ổn định.

Thâm hụt kinh tế của Nga có thể tăng khoảng 5 điểm phần trăm so với GDP, nhưng vẫn chưa đến mức không thể cứu vãn. Những tập đoàn lớn của Nga có thể bị ảnh hưởng mạnh hơn. Sự chênh lệch giữa nguồn tài chính và nợ quốc gia đã lên mức cao kỷ lục trong tuần trước, làm gia tăng những lo ngại của các nhà đầu tư về sự sụp đổ tài chính.

Các tổ chức kinh tế hiện đang lo ngại điều gì sẽ xảy ra tiếp theo cho nền kinh tế Nga.

Tuần trước, ngân hàng trung ương Nga đã tăng lãi suất lên 1 điểm phần trăm ở mức 10,5% trong nỗ lực ngăn chặn sự rút vốn khỏi nước này. Tuy nhiên, ngân hàng trung ương Nga có vẻ thiếu những công cụ tài chính hiệu quả trong việc đối phó lạm phát tăng cao và suy giảm tăng trưởng kinh tế.

Tổng thống Putin đã cam kết sẽ có những biện pháp mạnh tay để chống lại các nhà môi giới tiền tệ, những người mà ông Putin cho rằng là nguyên nhân chính gây nên sự giảm giá của đồng Rúp. Theo Tổng thống Putin, các nhà chức trách biết những kẻ đầu cơ này là ai và có thể sử dụng những biện pháp gì để đối phó với họ. Ông Putin cũng cho rằng đã đến lúc sử dụng những biện pháp này.

10

Bên cạnh đó, Tổng thống Putin cũng công bố một lệnh miễn thuế trong việc chuyển vốn và một chính sách không tăng thuế trong 4 năm cho các tập đoàn. Tuy nhiên các chuyên gia phân tích dự đoán cả 2 biện pháp trên sẽ không mang lại nhiều hiệu quả.

Theo một số chuyên gia, kiểm soát vốn có thể sẽ là bước tiếp theo trong cố gắng ngăn chặn dòng vốn thoát khỏi Nga. Theo chuyên gia Lars Christensen của Danske Bank, ngân hàng trung ương Nga có vẻ không đồng ý với động thái này nhưng những quan chức trong điện Kremlin lại có vẻ ưa thích chính sách mạnh tay như vậy.

Sau khi thực hiện chính sách kiểm soát vốn thì chính phủ khó có thể điều chỉnh lại như trong trường hợp của Iceland, quốc gia này đã không thể thay đổi chính sách sau cuộc khủng hoảng tài chính.

Nếu Tổng thống Putin bị ép buộc thực hiện những chính sách này thì đây có thể là những động thái cuối cùng của chính phủ Nga.

Nguồn: Nhượng quyền Việt Nam


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề