Kremlin: Tổng thống Nga – Mỹ sẽ điện đàm vào ngày mai

Theo Điện Kremlin ngày mai Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ có cuộc điện đàm. Đây được coi là một trong những bước đầu hướng đến bình thường hóa quan hệ hai nước sau ba năm căng thẳng vì cuộc chiến miền Đông ở Ukraina.
Cùng ngày Tổng thống Mỹ sẽ có cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel xoay quanh về nước Nga, một nguồn tin thân cận với Chính phủ Đức cho biết.
Trong chiến dịch tranh cử ông Trump luôn có quan điểm muốn xích lại gần Nga trong đó sẽ xem xét các biện pháp trừng phạt từ Washington từ năm 2014 sau khi Nga chiếm Crimea. Tuy nhiên động thái này có thể sẽ vấp phải sự phản đối quyết liệt từ các lãnh đạo ở Washington và các nước trên thế giới trong số đó có bà Merkel. Người luôn khẳng định các biện pháp trừng phạt chỉ được nới lỏng nếu Moscow tuân thủ các điều kiện của phương Tây về Ukraina.
Trong tháng 11 năm ngoái ông Putin đã gọi điện chúc mừng ông Trump chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống.
Khi phóng viên hỏi liệu cuộc điện đàm có bàn về vấn đề Ukraina hay không? Ông Peskov cho biết: “Đây là cuộc điện thoại liên lạc đầu tiên kể từ khi Tổng thống Trump nhậm chức, vì vậy khó có thể mong đợi cuộc thảo luận sẽ bàn về phạm vi rộng. Hãy kiện nhẫn”. Ông cũng khẳng định không biết bất kỳ kế hoạch nào của Nhà Trắng về dỡ bỏ trừng phạt Nga liên quan đến Ukraina.
Nếu Putin và Trump có thể thiết lập một mối quan hệ, nó có thể mở đường cho việc đàm phán về Ukraina và Syria, hai vấn đề nổi cộm của chính quyền ông Obama. Hai nhà lãnh đạo Nga – Mỹ chưa bao giờ gặp nhau và chưa hiểu tính cách rất khác nhau của họ. Trump là tỷ phú bất động sản, thường hành động theo quan điểm của nhà kinh doanh, trong khi ông Putin là một cựu điệp viên Liên Xô, người có phương pháp tính toán theo từng bước.
Cả ông Putin và ông Trump từng nói về việc chấm dứt thù địch đã kéo quan hệ Nga – Mỹ xuống mức thấp nhất kể từ Chiến tranh Lạnh.
Việc bình thường hóa quan hệ hai nước sẽ giúp ông Putin đạt được nhiều lợi thế vì sang năm ông dự kiến sẽ tái tranh cử nhưng đang bị cản trở bởi nền kinh tế khủng hoảng. Việc nới lỏng hoặc dỡ bỏ trừng phạt sẽ cho phép các nhà đầu tư và tín dụng của phương Tây trở lại nước Nga giúp ông Putin tăng thêm khả năng chiến thắng trong cuộc bầu cử.
Tuy nhiên đối với ông Trump, việc tái lập quan hệ với Nga mang những nguy cơ rủi ro chính trị. Theo đa số những nghị sĩ có tiếng nói trong Quốc hội cho biết họ sẽ ngăn chặn mọi động thái về nới lỏng trừng phạt Nga liên quan đến Ukraina.
Việc dỡ bỏ trừng phạt Nga cũng sẽ làm phật lòng một số đồng minh châu Âu của Washington. Theo nguồn tin thân cận với Berlin nói rằng cuộc điện đàm giữa hai lãnh đạo Trump – Merkel sẽ trở nên gai góc nếu Trump dỡ lệnh trừng phạt chống lại nước Nga, đồng thời khẳng định: “Không có nghĩa là chúng tôi sẽ đồng hành với Mỹ trong việc dỡ bỏ trừng phạt Nga”. Liên minh châu Âu đã thiết lập biện pháp trừng phạt riêng rẽ chống lại nước Nga sau khi chiếm Crimea và hậu thuẫn cho cuộc chiến tại miền Đông Ukraina.
Ngoài ra ông Trump sẽ bị các lãnh đạo trong nước cáo buộc quá thân thiện với Moscow trong khi nước Nga đã tấn công mạng vào nước Mỹ.

Đức Dũng (Reuters)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề