Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế của Liên bang Nga Yevgeny Gontmaher trong một cuộc phỏng vấn với báo “glavcom” đã cho rằng, vấn đề chính nằm ở thực tế rằng nền kinh tế Nga đang trong một tình trạng đến nỗi mà giá dầu, nghịch lý thay, không có thể gây ảnh hưởng đến tình trạng kinh tế này nữa.
“Vâng, nếu chúng ta lấy những chi tiết thống kê, sẽ liệu có không – 2% GDP trong năm tới, hay 1%, thì cái đó có giá trị. Nhưng tôi đang nói về cái gì khác hơn. Tôi đang nói về thực tế là mô hình kinh tế của chúng ta ngay từ năm 2013, đã cho thấy nền kinh tế kiệt sức hoàn toàn. Lúc đó, giá dầu đã có hơn $ 100 một thùng, và nền kinh tế khi đó đã cho +1,3% của GDP. Tất cả chỉ có vậy. Các năm tiếp theo là 2014, và 2015, rồi 2016 sẽ là tất cả những năm tháng đau đớn của hệ thống kinh tế hiện nay, hệ thống mà ở Nga đã xây dựng cách đây 20 năm dựa vào lĩnh vực dầu khí “- Gontmaher cho biết.
Theo ông, tiền bán dầu và khí đốt giữ được ngân sách của Nga, nhưng để giải quyết những vấn đề mang tính hệ thống thì giá dầu và khí đốt đã không thể giải quyết được nữa rồi.
” cứ cho là giá dầu có bao nhiêu đi chăng nữa có thể nó sẽ lại có giá là $ 50 và cao hơn, những vấn đề này không giải quyết được. Dù sao đi chăng nữa thì nhu cầu đến dầu và khí đốt của Nga sẽ giảm. Điều này có các nguyên nhân bên trong và bên ngoài. Lý do nội bộ nằm trong thực tế rằng số tiền nhận được do việc bán dầu mỏ và khí đốt của Nga, một phần chủ yếu của số tiền đó là không rõ mất đi đâu vì tham nhũng và sử dụng không hiệu quả. Và thứ hai – là phần chính. Châu Âu tuy là chậm nhưng từng bước từ chối các nguồn tài nguyên năng lượng của Nga. Đấy, như là Ukraina, đánh giá từ tuyên bố từ lãnh đạo của đất nước, đã từ chối mua khí đốt của Nga, đất nước của các bạn chỉ còn lại là một quốc gia trung chuyển nguồn khí đốt. Điều tương tự cũng đang xảy ra ở các nước Baltic. Nếu chúng ta lấy ví dụ là ngay cả Đức, thì ở họ cũng dần dần có một quá trình giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng của Nga. Và quan điểm này là của tất cả Liên minh châu Âu, không chỉ ở Đức. EU cho biết đa dạng hóa nguồn cung cấp, thế thì thực sự có nghĩa là: giảm bớt hơn nguồn cung năng lượng từ Nga. Bởi vì EU đang tăng tỉ lệ nguồn cung dầu khí đến từ Algeria, Qatar, Saudi Arabia. Đấy, như ngay bây giờ Hoa Kỳ cũng đang sắp sửa bắt đầu xuất khẩu dầu của mình. Cú giáng này sẽ ảnh hưởng ra sao đến giá giầu thế giới khi mà lại xuất hiện một tay chơi khác! Tay chơi sẽ thay thế, đặc biệt, và nguồn cung cấp của Nga. Hãy đừng quên rằng ở châu Âu, đang phát động các chương trình chung về năng lượng tái tạo, rất quan trọng để tiết kiệm nguồn tài nguyên, “- Tiến sỹ khoa học kinh tế cho biết.
Nhà Kinh tế có ảnh hưởng của Nga nói rằng sự điều khiển của giá dầu thế giới – đấy hoàn toàn không phải là một điều nhân tạo.
“Chúng ta không nên nâng tầm quan trọng của yếu tố này. Có một lý thuyết âm mưu, trong đó nói rằng Liên Xô đã sụp đổ vì Saudi Arabia đã thỏa thuận với Hoa Kỳ, do đó giá dầu giảm. Và bây giờ, họ nói, ừ, có một thỏa thuận để giảm giá của dầu rồi làm tổn hại cho nước Nga. Cái đó, nhẹ nhàng mà nói là không chính xác. Mỗi quốc gia sản xuất dầu mỏ, đều có những lợi ích riêng của mình. Ví dụ, các lợi ích của Saudi Arabia và lợi ích của Mỹ là khá khác nhau. Về bất cứ sự thông đồng nào nói chung, là không thể có. Saudi Arabia quan tâm để duy trì một ngách trong thị trường toàn cầu, vì vậy họ đã sẵn sàng bán phá giá. Bây giờ họ đã đem dầu đến Ba Lan, rẻ hơn nhiều so với dầu mà Ba Lan mua từ Nga. Ảrập Xêút hiểu rằng nếu họ giữ mức giá cao, họ sẽ bị mất chân trên thị trường, nơi có sự cung cấp giá dầu thấp hơn. Ở đây đúng ra mà nói là cạnh tranh giá cả của thị trường hơn là có chuyện thông đồng nào đấy. Nhưng lại là hoàn toàn hợp lý rằng, việc giảm giá dầu sẽ làm cho lãnh đạo Nga đứng ngồi không yên. Bởi vì ở cái nơi, mà mọi người không nghĩ về những gì sẽ xảy ra trong 5-10 năm tới ở nước Nga, họ chỉ nghĩ về những gì sẽ xảy ra cho ngày mai. Nếu dầu là $ 30 cho mỗi thùng, ngân sách của Nga sẽ rất căng thẳng “- Gontmaher đã kể.
Nhà kinh tế nổi tiếng đã nhấn mạnh rằng chẳng có chuyện tăng giá dầu nào trên thị trường thế giới, hoặc thậm chí là việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt mà có thể làm sống lại nền kinh tế Nga.
“Người Mỹ, khi họ nghĩ về việc là làm thế nào để tương tác với Nga hiện tại, giá dầu thậm chí không đưa vào số lượng các công cụ. Còn châu Âu, xem việc giảm giá dầu là một công cụ của áp lực chăng? Không. Châu Âu đã áp đặt lệnh trừng phạt chống lại Nga. Đây là công cụ của họ. Vâng, châu Âu đang cho thấy thái độ công khai về cái mà Nga đang làm. Vâng, châu Âu đang cố gắng thực hiện từ góc độ kinh doanh một số hành động nào đấy để ngăn chặn việc kinh doanh của mình từ cái mà đã đến Nga. Đây là những công cụ. Tuy nhiên, giá dầu trong trường hợp này không phải là một công cụ của áp lực. Rõ ràng là không phải sự tăng giá dầu trên thị trường thế giới, hoặc thậm chí việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt mà có thể làm sống lại nền kinh tế Nga. Nền kinh tế không thể hiện đại hơn. Nền kinh tế cần phải có những cải cách, đó là vấn đề chính để bàn “- Tiến sỹ khoa học kinh tế đã nhấn mạnh.
Tẩu Vi (theo glavcom)
- Gia nhập EU và NATO, nhưng không có Donbass - 9 câu hỏi về cuộc hội đàm Biden-Putin
- Hết năm 2021, Thế giới ở vào giai đoạn biến động lớn, Ukraina chưa thể vượt qua cuộc khủng hoảng.
- SOS - báo động dịch cúm nguy hiểm đang hoành hành tại Ukraina
- Kết quả của cuộc họp ở Paris: núi ảo vọng bị xua tan
- Ukraina, Mỹ và Ba Lan đã ký thỏa thuận đa dạng hóa nguồn cung cấp khí đốt
- KASPAROV: NƯỚC ĐỨC PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM CHO NHỮNG HÀNH ĐỘNG TÀN BẠO CỦA PUTIN
“Rõ ràng là không phải sự tăng giá dầu trên thị trường thế giới, hoặc thậm chí việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt mà có thể làm sống lại nền kinh tế Nga. Nền kinh tế không thể hiện đại hơn. Nền kinh tế cần phải có những cải cách, đó là vấn đề chính để bàn “- Tiến sỹ khoa học kinh tế đã nhấn mạnh.” Bài viết đáng quan tâm
Quả này chết chắc
Ơ thế Putin hùng hồn tuyên bố trong cuộc họp báo tất niên là kinh tế Nga đã thoát đáy và ổn định dần rồi mà, sãn sàng trước mọi thách thức kia mà?
Cũng là phát biểu nhưng phụ thuộc người nghe. Nói với gà khác, nói với vịt khác và nói với chim thì càng phải khác. Đó là nghệ thuật nói của Thủ lĩnh trường bầy đàn… Thành ra khi nghe chúng ta nên sử dụng bộ óc riêng của mình.
Giai đoạn cuối. “Bệnh viện trả về, chuyển đông y!”