Chúng tôi thấy cơ cấu quyền lực kép đã xuất hiện ở Trung Á: Trung Quốc là cường quốc chi phối kinh tế và Nga là người giữ gìn an ninh.
Theo nhận định của ông Alexander Gabuev, người đứng đầu Chương trình châu Á Thái Bình Dương tại Trung tâm Carnegie – Moscow nói trên tờ Foreign Policy: “Trung Quốc sẽ là ngân hàng và Nga sẽ là khẩu súng lớn.”
Trung Quốc tiếp tục là đầu tầu trong liên minh kinh tế, năng lượng bao gồm Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á và Ngân hàng phát triển SCO. Ngoài ra, Trung Quốc đã trở thành người cho vay tiền chính ở Trung Á: Lượng giao dịch thương mại đối với khu vực này đã vượt qua Nga trong năm 2009.
Đồng thời, Nga muốn duy trì các căn cứ quân sự và thỏa thuận ở Trung Á cùng cùng với Tổ chức hiệp ước an ninh chung, một khối an ninh của các quốc gia thuộc Liên Xô cũ.
Trung Quốc cho rằng “kinh tế là sức mạnh”, theo một báo cáo của Stratfor. “Đối với Bắc Kinh, sức mạnh quân sự được dựa trên sức mạnh kinh tế. Sức mạnh toàn cầu xuất phát từ khả năng tạo ra thị trường toàn cầu sau đó mới được thể hiện bằng quân đội.”
Báo cáo cũng cho thấy Nga đang theo đuổi chiến lược về sức mạnh cơ bắp trong khu vực vì Moscow “tin rằng lực lượng quân sự là cơ sở cho sức mạnh dân tộc, đại diện cho sức mạnh và sự ảnh hưởng.” Đó có thể là một phần đúng, nhưng rất khó để biến điều này thành quyền lực thứ nhất, khi Trung Quốc là nhà lãnh đạo kinh tế trong khu vực. Nếu không thực hiện được Nga phải theo đuổi quyền lực an ninh trong khu vực Á-Âu vì tóm lại đây là quyền lực thứ nhì.
“Điện Kremlin biết rằng họ sẽ không thể cạnh tranh với Trung Quốc về đầu tư,” Luca Anceschi, một chuyên gia Trung Á tại Đại học Glasgow, nói với tờ Foreign Policy. “Chỉ đơn giản là Nga không theo kịp được Trung Quốc về kinh tế.”
Theo Business Insider
Trả lời