Ttg Nga: Ước tính GDP giảm 2% trong quý I năm 2015

Thủ tướng Dmitry Medvedev hôm thứ Ba ước tính rằng nền kinh tế Nga đã giảm 2% trong quý đầu năm nay do lệnh trừng phạt và áp lực từ giá dầu thấp.

Nếu được xác nhận, đó sẽ là sự tụt giảm của nền kinh tế trong quý đầu tiên kể từ năm 2009. Thủ tướng Medvedev cảnh báo trước  các nhà lập pháp tình hình có thể xấu hơn nữa, trái ngược với Tổng thống Vladimir Putin khi tuần trước ông tuyên bố sự tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế đã qua.
“Trong năm nay xu hướng tiêu cực sẽ tiếp tục” sau cuộc khủng hoảng của đồng rub vào cuối năm 2014, Thủ tướng Medvedev trình bày báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội.

“Từ tháng Giêng đến cuối tháng Ba GDP giảm khoảng hai phần trăm.”

Năm ngoái khi đồng rúp Nga sụp đổ dẫn đến lạm phát lên hai con số. Giá thực phẩm tăng vọt cộng với lệnh cấm vận trả đũa của Nga về thực phẩm nhập khẩu từ Liên minh châu Âu càng làm trầm trọng thêm cho nền kinh tế.

Vào ngày thứ Sáu tuần qua cơ quan thống kê Quốc gia cho biết trong tháng Ba thương mại nước ngoài đã giảm hơn 26%, trong khi lương thực tế giảm 9,3% và lạm phát leo lên 16,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngân hàng Trung ương Nga dự đoán nền kinh tế có thể giảm hơn 4% trong năm 2015 nếu giá dầu vẫn ở mức 50 USD một thùng.

Cuộc khủng hoảng buộc chính phủ phải giảm rất nhiều lượng dự trữ ngoại hối và công khai kế hoạch về những vấn đề nhạy cảm như nâng tuổi nghỉ hưu lần đầu tiên kể từ năm 1930.

Các nhà phân tích trong các trường đại học Kinh tế tuần trước nói rằng sức mua sụt giảm trong nước “sẽ tiếp tục ít nhất trong một năm, đi kèm với tình trạng thất nghiệp ngày càng tăng, phá sản và sự suy giảm phúc lợi xã hội từ việc cắt giảm ngân sách cho y tế và giáo dục”.

Năm ngoái, sự sụp đổ đồng rúp đã làm lạm phát lên hai con số (AFP Photo / Olga Maltseva)

Năm ngoái, sự sụp đổ đồng rúp đã làm lạm phát lên hai con số (AFP Photo / Olga Maltseva)

Mất 25 tỷ euro.

Medvedev phát biểu cuộc khủng hoảng đã làm nền kinh tế Nga mất hàng tỷ euro, nhưng ông biện luận rằng do lệnh cấm vận của phương Tây áp đặt vì sự sáp nhập Crimea và điều này không thể tránh khỏi.

Vào tháng 03-2014 Nga sáp nhập bán đảo tại Biển Đen của Ukraine sau khi triển khai lực lượng đặc biệt tại đó và giám sát một cuộc trưng cầu dân ý.

“Thêm vào Crimea cũng làm ảnh hưởng đến nền kinh tế của chúng tôi,” ông Medvedev nói. “Theo dự báo của các chuyên gia, thiệt hại tổng thể cho Nga là 25 tỷ euro tương đương 1,5% GDP nhưng vào năm 2015 thiệt hại có thể lớn hơn gấp nhiều lần”.

Nhưng quyết định sáp nhập Crimea là ” điều duy nhất cần phải làm và tất cả chúng ta … cần hỗ trợ nó mặc dù biết những hậu quả sẽ xảy ra”.

Biện pháp trừng phạt do phương Tây áp đặt lên Mooscow “về mức độ có thể nói là mạnh nhất” kể cả trong thời kỳ Xô Viết hay hậu Xô Viết.

“Nhìn tổng thể tình hình có vẻ đang ổn định, nhưng chúng ta không nên ảo tưởng: Đây không phải là cuộc khủng hoảng trong ngắn hạn”.

“Nếu áp lực từ bên ngoài tiếp tục gia tăng  và giá dầu vẫn ở mức thấp trong thời gian dài, chúng tôi sẽ buộc phải phát triển kinh tế trong một thực tế hoàn toàn khác mà nó sẽ là sự thử thách đối với tất cả chúng ta.”

“Lịch sử của mỗi quốc gia đều có một thời điểm mà từ đó bắt đầu một kỷ nguyên mới”.

“Rõ ràng năm 2014 đã trở thành một kỷ nguyên mới  cho nước Nga hiện đại,” ông nói khi so sánh tầm quan trọng của Crimea với sự sụp đổ của Bức tường Berlin và nước Đức thống nhất.

“Áp lực từ chính trị và kinh tế chưa từng có là sự trả thù cho trường hợp của chúng ta”.

“Có thể đất nước chúng ta đã tránh được kịch bản kinh tế này?  Câu trả lời rất đơn giản: Điều đó là không thể.”

Thanh Dương


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề