Tại sao Mỹ gửi máy bay ném bom B-52 chống ISIS

Là một phần trong chiến dịch chống ISIS, lần đầu tiên kể từ khi Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 Lầu Năm Góc đang triển khai các máy bay ném bom B-52 đến Trung Đông.

Chưa rõ có bao nhiêu chiếc B-52 sẽ có mặt tại căn cứ không quân Al Udeid ở Qatar vì theo các quan chức để bảo đảm an ninh trong hoạt động. Trước đó trong tháng 2 Mỹ đã rút các máy bay ném bom B-1 Lancer ra khỏi cuộc chiến Syria để bao trì và nâng cấp, những chiếc B-52 sẽ thay thế loại này.

“Việc triển khai B-52 là thông điệp quyết tâm của chúng tôi để liên tục gây áp lực lên Daesh và bảo vệ khu vực này trong các tình huống đột xuất trong tương lai,” Trung Tướng Charles Brown, chỉ huy không quân Mỹ cho biết.

Với sự rút lui của các máy bay ném bom B-1, trong tháng Hai các cuộc không kích vào ISIS đã giảm xuống so với tám tháng qua theo số liệu thống kê được công bố bởi các lực lượng không quân Mỹ, theo Fox News.

Mặc dù chỉ thực hiệnn 7% nhiệm vụ tấn công chống ISIS ở Iraq và Syria nhưng B-1 đã rải tới 40%  tất cả các loại bom. Ngoài việc mang được nhiều bom hơn các máy bay chiến đấu của Không quân Mỹ, B-1 có thể bay liên tục trong 10 giờ. Với với tốc độ siêu âm nó có thể đến bất cứ nơi nào trên chiến trường Iraq và Syria trong vài phút.

B-52 là một sự thay thế hoàn hảo vì nó cũng có thể bay liên tục trong 12 giờ.

B-52 có trụ sở tại bang Louisiana và Bắc Dakota – với tuổi đời 60 năm đây là một trong những loại máy bay hoạt động lâu đời nhất trong Không quân Mỹ và vẫn là trụ cột trong hạm đội máy bay ném bom tầm xa của lực lượng này. Ra mắt vào năm 1950 dưới thời Eisenhower, nó đã trở thành biểu tượng thời Chiến tranh lạnh, do khả năng và là máy bay đầu tiên thả một quả bom hydro lên hòn đảo Bikini Atoll vào năm 1956.

Mặc dù Lầu Năm Góc dự kiến sẽ cho nghỉ hưu cách đây vài năm nhưng máy bay trị giá 185.000 bảng Anh vẫn tiếp tục được triển khai tại các khu vực xung đột, theo tin tức từ tờ The New York Times. Với thiết kế đồ sộ nó có khả năng triển khai tại bất kỳ nơi nào trên thế giới và có thể mang mọi loại bom, tên lửa thậm chí mang cả bom nặng tới 70.000 pound.

“Đã có một loạt các nỗ lực để xây dựng một loại máy bay ném bom liên lục địa tốt hơn và họ đã liên tục thất bại,” Owen Coté, giáo sư nghiên cứu an ninh tại Viện Công nghệ Massachusetts nói với tờ New York Times cuối tháng mười hai. “Hóa ra bất cứ khi nào chúng tôi cố gắng để tạo ra một loại máy bay tốt hơn B-52 thì chúng tôi lại gặp rắc rối. Vì vậy B-52 vẫn còn phục vụ”.

Năm 1972 Mỹ đã thực hiện các cuộc ném bom phá hủy miền Bắc Việt Nam, phá hủy Hà Nội và làm hàng ngàn người dân thiệt mạng, sau đó chúng được sử dụng trong các cuộc xung đột. Các vụ giết hại thường dân làm quốc tế lên án rộng rãi và buộc Lầu Năm Góc phải thay đổi đáng kể với nó. Trong những năm gần đây, cụm laser tấn công mục tiêu đã được lắp thêm vào cánh máy bay, công nghệ mới sẽ cho phép máy bay thả bom dẫn đường “thông minh”, tờ New York Times đưa tin.

Máy bay ném bom B-52 được triển khai tại Qatar sẽ mang được vũ khí chính xác và thực hiện một loạt các nhiệm vụ mà ít gây nguy hiểm cho cuộc sống dân sự, các quan chức Mỹ cho biết.

“Độ chính xác là cực kỳ quan trọng trong cuộc chiến này,” Reuters dẫn lời Trung Tá Chris karns phát ngôn viên Bộ Tư lệnh Trung ương cho biết. “Rải thảm bom sẽ không hiệu quả trong các nhiệm vụ của chúng tôi đang thực hiện vì Daesh (nhóm Nhà nước Hồi giáo) không tập trung một chỗ. Họ thường sống lẫn với dân thường tại các khu dân cư. Chúng tôi luôn phải chọn lựa để giảm thiểu thương vong cho dân thường.”

A B-1 Lancer awaits a pre-flight inspection at Ellsworth Air Force Base, S.D., on Tuesday, May 23, 2006. The base is undergoing an exercise named Badlands Express 06-03 in preparation for an operational readiness inspection in July. (U.S. Air Force photo/Senior Airman Michael B. Keller)

B-1 Lancer là máy bay ném bom chiến lược siêu thanh cánh cụp cánh xòe của Không quân Mỹ do Rockwell sản xuất vào những năm 1970. B-1 Lancer bắt đầu phục vụ quân đội Mỹ từ năm 1986 với vai trò máy bay ném bom hạt nhân chiến lược tốc độ cao, nhưng đến năm 1990, nó được chuyển đổi sang vai trò của máy bay ném bom thông thường. B-1 Lancer có chiều dài 44,5 m; cao 10,4 m; trọng lượng rỗng là 87.100 kg; trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 216.400 kg. Có tải trọng tương đương với người tiền bối B-52 nhưng B-1 Lancer dễ dàng hoạt động ở độ cao rất thấp, giúp B-1 Lancer có thể luồn sâu vào lòng địch và tiêu diệt chính xác mọi mục tiêu được chọn. Cánh của máy bay dài 41,8 m và có diện tích là 181,2 m2. Máy bay được trang bị 04 động cơ phản lực General Electric F101-GE-102.

may-bay-nem-bom-b-1-lancer-2

Máy bay có phạm vi hoạt động 11.900km không tiếp nhiên liệu, bán kính chiến đấu 5.544km, trần bay 15km. Tầm hoạt động của B-1 Lancer có thể tăng thêm nếu được tiếp nhiên liệu trên không, việc tiếp nhiên liệu này có thể được tiến hành bất kể ngày đêm. B-1 Lancer được điều khiển bởi phi hành đoàn 4 người, trong đó có 2 phi công, 1 sĩ quan phụ trách vũ khí và một sĩ quan phụ trách phòng thủ. Tuy là máy bay ném bom chiến lược nhưng B-1 Lancer sở hữu thiết kế gần gống với các loại phản lực chiến đấu, giúp nó có thể bay siêu âm mà không loại máy bay ném bom nào đạt được. Khi phần cánh B-1 Lancer được thu sát vào thân, B-1 Lancer có thể bay linh hoạt với vận tốc đạt tới 2.400 km/h với phiên bản B-1A Lancer hay hơn 1.300 km/h với phiên bản B-1B Lancer. Khi rời mặt đất, cánh của B-1 Lancer được duỗi ngang đ tăng khả năng chuyên chở của chiếc máy bay ném bom chiến lược. Ngoài ra, máy bay ném bom B-1 Lancer còn có khả năng tàng hình tương tự như những máy bay tàng hình đời đầu, nhờ sử dụng công nghệ sơn hấp thụ sóng radar. Thêm vào đó là các hệ thống hiện đại như: Radar quét mạng pha điện tử thụ động AN/APQ-164, máy thu cảnh báo radar và gây nhiễu AN/ALQ-161A.

maxresdefault

Những đặc điểm chính của B-52 – Chức năng chính: Máy bay ném bom hạng nặng – Nhà sản xuất: Bộ phận máy bay quân sự Boeing – Chiều dài: 48,5 mét – Chiều cao: 12,4 mét – Sải cánh: 56,4 mét – Tốc độ:1.047 km/h – Độ cao tối đa: 15.151,5 mét – Trọng lượng (không tải): 83.250 kg – Trọng lượng lúc cất cánh: 219.600 kg – Tầm xa: 14.162 km – Vũ khí: 31.500 kg bom, mìn và tên lửa – Phi hành đoàn: 5 người (chỉ huy, phi công, phụ trách radar, hoa tiêu và sĩ quan). Tất cả các máy bay B-52 được trang bị hệ thống quan sát điện tử, sử dụng cảm biến quan sát từ xa độ phân giải cao trong điều kiện ánh sáng thấp và cảm biến hồng ngoại sử dụng platinum – silic. Phi công đeo kính nhìn đêm để tăng cường tầm quan sát trong các chiến dịch diễn ra vào ban đêm. Nó có thể tăng khả năng nhìn rõ địa hình, tránh radar của đối phương và nhận ra máy bay khác trong điều kiện không rõ ràng. Tính linh hoạt của B-52 được chứng tỏ trong chiến dịch Cơn bão Sa mạc. Máy bay đã tấn công những binh lính đối phương đang triển khai trên diện rộng, tập trung vào các căn cứ, boongke và lực lượng Cận vệ Cộng hoà Iraq. Trong Chiến tranh vùng Vịnh 1991, B-52 đã thực hiện cuộc bay dài nhất trong lịch sử, kéo dài 35 giờ không nghỉ, từ căn cứ không quân Barksdale, Louisiana, phóng tên lửa hành trình rồi trở về.

Đức Dũng


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề