Riga, Latvia (AP) – Liên minh châu Âu tái khẳng định quan hệ đối tác với sáu quốc gia hậu Xô Viết hôm thứ Sáu, tuy nhiên không chắc chắn về triển vọng họ sẽ là thành viên mới trong tương lai của khối EU. Tuyên bố được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh bị lu mờ bởi cuộc khủng hoảng Ukraine.
Cuộc họp hai ngày ở Riga được nhấn mạnh mối quan hệ giữa EU với các nước láng giềng của Nga ở Đông Âu. Những nước này có những chiến lược khác nhau và chỉ ba trong số họ là Ukraine, Georgia và Moldova – thật sự theo đuổi hội nhập sâu rộng.
Belarus và Armenia chỉ tìm kiếm sự hợp tác hạn chế sau khi gia nhập Liên minh Kinh tế Á-Âu do Nga dẫn đầu, Azerbaijan đã cho thấy sự quan tâm ngày càng ấm trong quan hệ với đối tác EU nhưng họ chỉ cử bộ trưởng ngoại giao đến Riga thay vì tổng thống đích thân tham dự.
Các nhà lãnh đạo EU nhiều lần khẳng định sự tiếp cận phía Đông không nhằm mục đích chống lại Nga và biên bản dài 13 trang được công bố khi bế mạc cuộc họp chỉ nêu tên Nga duy nhất một lần, mặc dù họ nhắc đến sự sáp nhập bất hợp pháp Crimea.
Lời tuyên bố, công nhận “nguyện vọng và lựa chon châu Âu” của các đối tác phương Đông tuy nhiên không đề cập đến mong muốn của những nước muốn tham gia vào khối.
“Không có lời hứa của bất kỳ ai khi đối tác Đông sẽ là cánh cửa tự động mở ra để trở thành thành viên của Liên minh châu Âu,” Chủ tịch EU Donald Tusk.
Thủ tướng Đức Angela Merkel nhấn mạnh trong hội nghị thượng đỉnh các đối tác phương Đông không phải là một công cụ cho việc mở rộng EU, nhưng sẽ xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn với các đối tác phía đông.
Kết quả của tình hữu hình tại Riga là việc ký kết một thỏa thuận cho vay trị giá 1,8 tỷ euro (2 tỷ USD) nhằm giúp phục hồi nền kinh tế yếu kém của Ukraine, mà nhức nhối từ các vấn đề về cấu trúc và tình trạng bất ổn ở phía Đông và EU tài trợ 200 triệu euro (223 triệu USD) trong thập kỷ tới để hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của các nước Ukraina, Gruzia và Moldova.
Ngoài ra, Ukraine và Georgia có khả năng vào EU được miễn thị thực sang năm tới nếu họ thực hiện một số cải cách cần thiết vào cuối năm nay. Khối đã giảm những thủ tục nhập cảnh vào EU cho Moldavia.
Tại Moscow, các quan chức Nga không giấu giếm quan điểm cho rằng sự hợp tác với các nước phương Đông là sự xâm lấn vào phạm vi ảnh hưởng của Nga.
“Những vấn đề về trật tự châu Âu hiện đại và an ninh châu Âu phần lớn là do thực tế cộng đồng phương Tây tại một số khu vực bị mất ý thức về thực tại, họ mất khả năng nhận thức những gì đang xảy ra”, thứ trưởng ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết trong bình luận trên phương tiện truyền thông Nga.
Nga đã cố gắng kéo Ukraine khi họ có ý định theo phương Tây vào năm 2013, gây ra các cuộc biểu tình đường phố dẫn đến việc lật đổ chính quyền thân Moscow sau đó là sự sáp nhập Crimean.
Trong bối cảnh hiện nay, Hội nghị thượng đỉnh Riga không phải nghĩ đến thực hiện những bước lớn nhảy vọt mà để tái khẳng định sự sẵn sàng của EU nhằm giữ vững các chiến lược đi đúng hướng.
“Đó là đặc quyền và quyền của mọi nhà nước độc lập, có chủ quyền để họ lựa chọn những gì mà họ muốn từ nhóm “, Thủ tướng Phần Lan Alexander Stubb nói, trong khi giữ vững quan điểm hội nhập phương Tây như là một con đường hòa bình, ổn định và thịnh vượng cho nền kinh tế.
“Sự hợp tác phương Đông không phải để chống lại bất cứ ai, nó dành cho tất cả mọi người,” Stubb nói.
Trả lời