Vì sao Mỹ không bổ nhiệm tướng lĩnh làm bộ trưởng quốc phòng?

Nếu ở nhiều nơi trên thế giới, Bộ trưởng Quốc phòng thường là người xuất thân từ quân nhân thì tại Mỹ, đứng đầu lầu 5 góc phải là người từ giới dân sự. Chính vì vậy, các tướng lĩnh không được làm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đóng vai trò như là cố vấn về chính sách quốc phòng của Tổng thống Mỹ, có trách nhiệm lập ra chính sách quốc phòng và thực hiện nó sau khi được Tổng thống chấp thuận. Bộ trưởng Quốc phòng do Tổng thống Mỹ bổ nhiệm nhưng phải có sự chấp thuận của Thượng viện.

Theo luật liên bang Mỹ, họ không cho phép quân nhân trở thành Bộ trưởng Quốc phòng. Thậm chí, ngay cả quân nhân về hưu cũng không được đảm đương chức vụ này trong vòng 7 năm kể từ khi họ giải ngũ. Điều đó có nghĩa là các tướng cao cấp đã về hưu như James Mattis và Stanley McChrystal sẽ không có cơ hội đứng đầu Lầu 5 góc dù họ đã rũ bỏ quân phục.

Chỉ có một ngoại lệ đáng chú ý là năm 1950 khi Tổng thống Truman đã chọn Tướng George Marshall để trở thành Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ. Thời điểm đó, ông Marshall vừa mới nghỉ hưu sau 5 năm và theo luật thì cần thêm 2 năm nữa mới được nắm quyền Bộ trưởng Quốc phòng.

Nhưng vì đó là thời điểm mà tình hình chính trị quân sự đặc biệt căng thẳng với Mỹ khi đối đầu giữa Mỹ với Liên Xô và Trung Quốc dâng cao nên họ cần một nhân vật có uy tín như Marshall giữ ghế chủ soái Lầu Năm Góc. Đặc biệt, Truman cần Marshall để thực thi kế hoạch mang chính tên vị tướng này: kế hoạch Marshall. Dù vậy, ngoại lệ này cũng chỉ xảy ra sau khi Quốc hội Mỹ chấp thuận.

Ngoài ra, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ còn được sự giúp sức của các thứ trưởng quốc phòng, các vị Bộ trưởng Không quân, Lục quân và Hải quân Mỹ. Tất cả các vị nắm chức danh kể trên đều là người của giới dân sự.

Không chỉ Mỹ mà Bộ trưởng Quốc phòng Anh, Nhật hay Úc thường là người bên dân sự sang quản lý chứ không thuộc giới nhà binh đi lên.

Phương Tây cho rằng “giới giáp trụ” chỉ lo chuyện tác chiến đánh nhau chứ việc quản lý vĩ mô phải để những người có đầu óc quản lý làm. Quan trọng hơn, phương Tây đề cao việc chính quyền dân sự thì người trong nội các, nắm đầu Bộ Quốc phòng cũng phải là người dân sự.

Khi cần việc gì đụng đến binh đao thì tướng lĩnh cao cấp nhất trong Bộ Quốc phòng là Tổng tham mưu trưởng sẽ lo việc điều phối quân giúp Bộ trưởng Quốc phòng.

Nhưng nhiều nước khác như Nga, Hàn Quốc, Trung Quốc hay Ukraine thì Bộ trưởng Quốc phòng thường là quân nhân. Mãi đến năm 2001, Nga mới có ông Sergei Borisovich Ivanov là người dân sự đầu tiên được giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng dưới thời Boris Yeltsin.

Nhưng đến năm 2012, Tổng thống Nga Vladimir Putin quyết định quay lại dùng giới giáp trụ làm Bộ trưởng Quốc phòng khi bổ nhiệm Đại tướng Sergey Shoygu cho chức vụ này.

Các chuyên gia quân sự Nga đánh giá cao quyết định của ông Putin năm 2012 và cho rằng người đứng đầu quân đội thì phải nắm rõ việc quân sự và có uy với binh lính dưới quyền. Khi cần quản lý thì Bộ trưởng đã có cố vấn, thư ký hỗ trợ còn nếu để người dân sự sang làm Bộ trưởng Quốc phòng thì sẽ khó thể hiện tính quyết đoán, đặc biệt trong hoàn cảnh căng thẳng.

Nguồn: Một Thế giới


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề