Ukraina ký đạo luật ngôn ngữ gây tranh cãi

Tổng thống Ukraina đã ký một đạo luật giáo dục gây nhiều tranh cãi, khiến Hungary giận dữ, đe doạ nỗ lực muốn gia nhập Liên minh châu Âu của nước này.

Theo đó đạo luật nhằm tái cấu trúc hệ thống giáo dục và tiếng Ukraina sẽ là ngôn ngữ chính, những học sinh không phải người Ukraina có thể học thêm tiếng mẹ đẻ như một môn học riêng biệt. Các nước Nga, Moldova, Hungary và Rumani đã bày tỏ mối quan ngại về dự luật và cho rằng nó sẽ vi phạm các quyền của đồng bào dân tộc thiểu số.

Tuy nhiên các nhà chức năng Ukraina đã bác bỏ ý kiến cho rằng ngôn ngữ thiểu số sẽ bị bãi bỏ. Hôm thứ hai ông Poroshenko tuyên bố rằng luật pháp không những “tăng cường vai trò của ngôn ngữ Ukraina trong giáo dục” mà còn bảo vệ quyền của tất cả ngôn ngữ các dân tộc thiểu số trong giáo dục.

Ngôn ngữ là một vấn đề về chính trị ở Ukraina, nơi có 30% số người được hỏi trong cuộc điều tra dân số năm 2001 đã coi tiếng Nga là tiếng mẹ đẻ của họ. Những người ly khai nói tiếng Nga chiếm một diện tích lớn ở miền Đông vào tháng 4/2014 với lý do họ chống lại mối đe dọa quyền sử dụng tiếng Nga. Trước đó. Chính phủ Ukraina thân phương Tây đã cam kết tôn trọng tất cả các dân tộc thiểu số trong đó có người Nga và người gốc Nga.

Bộ trưởng Ngoại giao Hungary, Peter Szijjarto hôm thứ Ba đã gọi Poroshenko là “một điều xấu hổ và hổ thẹn.”

“Chúng tôi đảm bảo rằng tất cả những điều này sẽ gây thiệt hại cho Ukraina trong tương lai”, Szijjarto phát biểu với hãng truyền thông quốc gia Hungaria MTI, đồng thời cam kết sẽ ngăn chặn những nỗ lực của Ukraina muốn gia nhập EU. Hiện có khoảng 150.000 người gốc Hungaria ở Ukraina.

Trong một tuyên bố riêng, Bộ Nguồn nhân lực Hungary, chuyên về giáo dục, đã yêu cầu Bộ trưởng Giáo dục Ukraina tổ chức cuộc hội đàm với những người thiểu số Hungary ở miền Tây Ukraina, những người này đã không tham gia vào quá trình soạn thảo luật ngôn ngữ khi nó được thông qua.

Các quan chức Nga đã lên án luật và nói rằng Ukraina đã vi phạm các nghĩa vụ quốc tế.

“Lãnh đạo Ukraina chỉ đạo nước này không chỉ hướng tới châu Âu mà còn hướng vào ngõ cụt “, Bộ Ngoại giao Nga cho hay.

Về phản ứng của Romania, Tổng thống nước này tuần trước đã hủy bỏ chuyến thăm Ukraina nhằm phản đối. Cuộc Tổng điều tra dân số năm 2001 liệt kê hiện có khkoảng 400.000 người gốc Rumani sống ở Ukraina.

Đức Dũng (AP)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề