Trung Quốc nhận tàu đệm khí tấn công của Nga

popularmechanics – Trung Quốc đã nhận tàu đệm khí Zubr (“Bison”) thứ hai từ Nga. Tàu đệm khí có khả năng tấn công nhanh, mang được lượng lớn binh sĩ, đổ bộ quân lên đảo và những đảo bé gần khu vực kể cả các đảo ở Biển Đông và Đài Loan.

Tàu đổ bộ đệm khí Zubr bắt đầu được phát triển tại Liên Xô cũ vào năm 1978 và chiếc  đầu tiên đã được biên chế cho hải quân Liên Xô vào năm 1988. Đã có 9 chiếc tàu đệm khí lớp này được biên chế hoạt động trong hải quân Nga, Ukraina và Hy Lạp.

Mục đích là đổ bộ quân nhanh chóng trong một khoảng cách ngắn. Tầm hoạt động khoảng hơn 500 km tốc độ tối đa lên 55 hải lý. Tàu đổ bộ lớp Zubr với khoang chứa rộng 400m2 và dự trữ nhiên liệu 56 tấn, có khả năng chở 3 xe tăng chiến đấu hoặc 10 xe thiết giáp và 140 binh sĩ. Nếu không chở bất kỳ phương tiện nào, tàu có thể vận chuyển được 500 binh lính. Zubr không chỉ dừng trên bờ biển mà có thể tiến sâu vào trong đất liền mang theo vũ khí hoặc binh lính.

Các loại vũ khí được trang bị cho tàu “siêu đổ bộ” Zubr gồm có 2 giàn phóng tên lửa đa năng; 4 tổ hợp tên lửa phòng không di động Iga-1M; 2 siêu súng máy chống tàu, chống máy bay chiến đấu 30 mm AK-630; 6 ụ súng máy tự động A0-18 với khả năng “nhả” 5.000 viên/phút.

Ban đầu Trung Quốc ký một hợp đồng với Ukraina cung cấp bốn tàu Zubrs, hai chiếc đóng ở Ukraina và hai chiếc sẽ đóng tại xưởng đóng tàu Hoàng Phố Trung Quốc. Tuy nhiên sau khi Nga sáp nhập Crimea, Trung Quốc đã quyết định trả 14 triệu USD (số tiền nợ mua tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr) cho công ty đóng tàu Feodosia và nhà máy Fiolent của Crimea, thay vì chính phủ Ukraina. Kanwa cho biết, hợp đồng trị giá 315 triệu USD được Trung Quốc ký kết với Ukraina vào năm 2009. Trong đó, Kiev sẽ cung cấp 4 tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr cho Bắc Kinh. Theo hợp đồng, công ty đóng tàu Feodosia và nhà máy Fiolent chịu trách nhiệm đóng 2 tàu Zubr, 2 tàu còn lại sẽ được đóng tại Trung Quốc. Sau đợt chuyển giao chiếc tàu đầu tiên đóng tại Ukraina vào tháng 5.2013, Trung Quốc còn nợ Kiev 14 triệu USD tiền chiếc tàu thứ 2 đóng tại Crimea.

Ngoài tàu Zubr mua từ Nga Trung Quốc đã mua toàn bộ 4 chiếc loại này của Hy Lạp. Điều này sẽ làm hạm đội của Trung Quốc thêm hùng hậu với số lượng lên tới 8 chiếc.

Tại sao Trung Quốc cần đến loại tàu này? Lý do Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh thổ với các quốc gia láng giềng trong vùng biển lân cận, chủ yếu là các đảo nhỏ, không người ở và các rạn đá ngầm. Trong trường hợp khủng hoảng xảy ra Zubrs có thể nhanh chóng vận chuyển binh lính đến các đảo này, hoặc để tuyên bố chủ quyền hoặc xâm lược các đảo từ quốc gia khác.

Zubrs cũng sẽ có hữu ích nếu Trung Quốc có ý định xâm chiếm Đài Loan. Vì Đài Loan cách Trung Quốc gần 200 km (120 dặm). Zubr chỉ mất hai giờ là có thể áp sát Đài Loan có nghĩa nó sẽ vận chuyển hai lượt đi và về trong ngày.

Đức Dũng


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Có 4 phản hồi cho bài viết “Trung Quốc nhận tàu đệm khí tấn công của Nga”:

  1. Cao Nam viết:

    Trong quan hệ quốc gia nếu thiếu các giá trị cơ bản làm nền tảng thì chỉ là trò chơi lợi dụng lẫn nhau mà thôi. Kẻ nào cao tay thì gặt hái nhiều thành quả; kẻ nào thấp đòn sẽ trả giá, và nặng nhất là mất lòng tin, mất bạn bè quốc tế. Nga và Tàu đang lợi dụng nhau, cùng mâm như mộng bá khác nhau, kẻ nào có tầm nhìn, khai thác tốt sẽ có lợi. Tàu cần vũ khí Nga, cần dầu khí Nga, cần Nga bênh vực trong một số vấn đề; và hơn hết, Tầu cần Nga đứng mũi chịu sào trước sức mạnh Mỹ (thuyết quyết không xuất khẩu cách mạng, quyết không đi đầu của Đặng), nhằm làm giảm áp lực và đỡ hao binh tổn tướng. Nga biết rất rõ điều đó, nhưng sau sự kiện Crime, Putin không còn lựa chọn nào khác, thời gian không ủng hộ ông ta, đành cắn răng bán “tài sản Nga”, kể cả quan hệ lịch sử của các nước khác như Ấn, Việt, để làm vừa lòng Tàu. Thời gian tới, Tàu sẽ tiếp tục khai thác Nga để gia tăng sức mạnh nhằm thực hiện mưu đồ xưng bá. Nhưng nếu Nga tiếp tục chiều lòng Tàu, không chỉ Ấn, Việt phản ứng, mà chính người dân Nga cũng không chấp nhận (do bộ máy truyền thông Nga một chiều, nặng tuyên truyền nên sẽ có độ trễ nhưng khi đã bộc phát thì không thể trấn áp nổi).

  2. Kệ bố nó thôi, Vn ta cứ hữu nghị anh em, hợp tác chân thành thì Tq dám làm gì đươc.

  3. Phúc Lai viết:

    Cái của khỉ này hay phết, khá cơ động; mỗi tội ồn ào thì khủng luôn.

  4. Vu Anh Nguyen viết:

    Cơ động nhưng các đảo của mình có cọc bê tông xung quanh hết chỉ có 1 cửa vào cho thuyền nhỏ. Bọn này chắc vô tác dụng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề