Thủ tướng từ chức đồng nghĩa với dòng vốn cứu trợ sẽ chậm lại vô thời hạn

Kiev (AFP) – Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko yêu cầu Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk phải từ chức vì mất lòng tin từ dân chúng về chống tham nhũng và ì ạch vượt qua tình trạng bất ổn kinh tế vĩ mô.

Ông Poroshenko đưa ra yêu cầu mạnh mẽ trong lúc các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy cử tri ngày càng vỡ mộng về phát triển kinh tế, phát triển công cộng của các nhà lãnh đạo thân phương Tây sau cuộc nổi dậy năm 2014.

Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko đang giơ nắm đấm thề sẽ cải cách đưa đất nước tiến lên nhưng hiện này chưa biết đi đến đâu

Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko đang giơ nắm đấm thề sẽ cải cách đưa đất nước tiến lên nhưng hiện này chưa biết đi đến đâu

Quốc hội hôm nay đã bỏ phiếu bất tín nhiệu đối với chính phủ sau khi nghe Thủ tướng Yatsenyuk báo cáo kết quả hoạt động của năm vừa qua. Sau lời tuyên bố của Tổng thống, Yatsenyuk phải đối diện với sự nghiêm khắc nhất. Ông phát biểu trong phiên khai mạc.

“Chúng tôi sẽ chấp nhận mọi quyết định của Quốc hội đưa ra. Nhưng bất kể những gì được quyết định, tôi yêu cầu Quốc hội, Tổng thống và các nhà chính trị phải có trách nhiệm tiến xa hơn nữa trên con đường cải cách.”

Theo lời ông Poroshenko, mặc dù nội các đã có những tiến bộ nhưng vì đã mất lòng tin của cư tri nên phải giải tán.

“Liệu cải cách có thành công hay không khi chính phủ không được cử tri ủng hộ? Để khôi phục lại niềm tin, điều trị là chưa đủ mà cần phải đại phẫu”.

Ông Yatsenyuk từ chức vẫn còn phải được quốc hội chấp thuận – đây cũng là một bước xem xét mức độ không hài lòng của các nhà làm luật đối với nội các hiện tại.

Nhưng sự sụp đổ của chính phủ có thể gây nguy hiểm cho việc cung cấp các gói cứu trợ của IMF nhằm phục hồi nền kinh tế bị tàn phá của Ukraina và đặt nước này sang một ranh giới khác trong con đường hướng tới tăng trưởng bền vững.

Mặc dù ông Poroshenko có quyền kêu gọi bầu cử sớm, tuy nhiên các nhà lập pháp không nghĩ ra người sẽ thay thế cho Yatsenyuk nội trong hai tháng.

Nhưng Văn phòng Tổng thống nói rằng ông Poroshenko sẽ xem xét việc tổ chức các cuộc thăm dò  “chỉ như là một phương sách cuối cùng”.

Không có thay đổi thực sự

Yatsenyuk là người mà Nga ghét cay ghét đắng và coi như kẻ thù, ông là người ủng hộ con đường theo phương Tây bằng cách thúc đẩy các biện pháp thắt lưng buộc bụng đã bị các nhà lãnh đạo trước đó nuốt lời sau khi hứa hẹn.

Nhưng lời thề của cựu nhân viên ngân hàng 41 tuổi làm sạch chính phủ bằng cách đưa chính phủ trở nên độc lập (cắt các mối quan hệ lợi ích với các trùm đầu sỏ, cắt giảm trợ cấp xã hội) đã dẫn đến sự ghẻ lạnh từ các cử tri và họ đã buộc tội ông ủng hộ quyền lợi của các tỷ phú mà ông thề sẽ loại bỏ mọi quan hệ.

Theo cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy 70% cử tri Ukraina muốn ông Yatsenyuk từ chức và chỉ có 1% cử tri ủng hộ khối Đảng Mặt trận Nhân dân của ông.

“Mọi người dự kiến sẽ thay đổi thực sự và nhanh chóng từ Yatsenyuk tuy nhiên họ (các nhà lập pháp) đã không làm điều đó,” nhà phân tích chính trị Mykola Davydyuk nói với AFP. Theo tin mới nhất Quốc hội đã không có đủ số phiếu buộc ông Yatsenyuk từ chức.

Ông Yuriy Lutsenko thuộc khối đảng của Tổng thống cáo buộc chính phủ đã “không tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của mình trong tháng chín, tháng mười năm ngoái và kể từ đó họ chỉ làm  những gì để cứu cho bản thân”.

Ông Poroshenko cũng tuyên bố yêu cầu Viện trưởng viện Công tố Viktor Shokin phải từ chức – một người bị hầu hết cử tri và chính trị gia cáo buộc bao che cho nạn tham nhũng tràn lan của cơ quan.

Trước đó ông Shokin đã giáng một đòn mạnh mẽ khi ra lệnh tấn công vào nhà hai công tố viên cao cấp và tìm thấy một số lượng lớn kim cương và tiền mặt. Tuy nhiên cho đến nay hai người này vẫn không chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Viện trợ của phương Tây bị đe dọa

Yatsenyuk nhậm chức vào tháng 2-2014 – chỉ vài tuần trước khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea và lực lượng ly khai ủng hộ Moscow nổi dậy  tạo nên cuộc chiến đẫm máu ở miền đông Ukraina ngay sau đó.

Những cam kết kiên quyết của ông hướng theo Liên minh châu Âu đã thuyết phục IMF cùng các nhà cung cấp tín dụng Quốc tế tham giao vào gói cứu trợ trị giá 40 tỷ USD nhằm giúp Chính phủ Ukraina tránh vỡ nợ hiện ra lờ mờ.

Nhưng sự bất ổn chính trị đã làm rung chuyển Ukraina trong năm nay khi Bộ trưởng kinh tế và một công tố viên hàng đầu từ chức. Cả hai lãnh đạo này đều có đầu óc cải cách mạnh mẽ và được sự ủng hộ của phương Tây, họ cáo buộc chính quyền cản trở cải cách, can thiệp sâu vào công việc của họ và muốn chiếm nguồn vốn nhà nước thành của riêng.

Giám đốc IMF Christine Lagarde vào tuần trước đã cảnh báo rằng tổ chức này “không thấy” lý do làm thế nào để tiếp tục các gói cứu trợ nếu Ukraina không chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chống tham nhũng. Đây là những cam kết của Ukraina với IMF để được cứu trợ.

Năm ngoái nền kinh tế của Ukraina đã giảm khoảng 10%, trong khi lạm phát tăng vọt lên hơn 43% kể cả khi phương Tây đã hỗ trợ các nguồn tài chính nóng.

Những bất ổn chính trị, cùng sự chậm trễ trong việc tiến hành các cam kết với IMF và phương Tây sẽ có thể làm tan biến hy vọng về sự hồi sinh kinh tế trong năm nay và làm giảm một phần nhỏ thâm hụt ngân sách của Ukraina.

“Nếu chính phủ thay đổi nhanh chóng, đầy đủ và theo tiến trình cam kết thì Ukraina sẽ tạo ra nhiều cơ hội và chúng tôi sẽ nhanh chóng xuất hiện từ cuộc khủng hoảng này,” bà Olena Bilan thuộc quỹ đầu tư kinh tế Dragon Capital nói với AFP.

“Nhưng nếu sau khi các chính trị được bổ nhiệm, sau đó chúng ta thấy những cải cách bị thu lại. Cuộc khủng hoảng sẽ kết thúc, nhưng nước này sẽ không tiến lên”.

Đức Dũng


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề