Thủ tướng Hà Lan chấp thuận thỏa thuận EU – Ukraina

Hôm qua EU đã thuyết  phục được Hà Lan nhượng bộ, chấp thuận Liên minh châu Âu phê chuẩn một thỏa thuận quan hệ gần gũi hơn với Ukraina. Đây được coi là bước ngoặt để chống lại sự ảnh hưởng của Nga.

Thủ tướng Hà Lan Rutte cho biết bây giờ ông đã có những đảm bảo cần thiết đề đưa thỏa thuận này thông qua Quốc hội Hà Lan phê chuẩn sau khi cuộc trưng cầu ở nước này phản đối thỏa thuận EU – Ukraina vào mùa xuân. Hà Lan là nước duy nhất trong khối 28 quốc gia phê chuẩn thỏa thuận thông qua việc trưng cầu.

“Tôi sẽ cố gắng hành động để đa số đại biểu trong Quốc hội chấp thuận. Chúng tôi sẽ phải xem xét một cách cẩn thận và sẽ liên tục thúc đẩy để được thông qua. Tất nhiên mọi việc không hề dễ dàng”. Ông Rutte cho biết sau khi hội nghị thượng đỉnh EU đã thông qua một văn bản về quan hệ gần gũi hơn giữa EU với Ukraina sau khi Hà Lan bày tỏ sự lo ngại.

Nếu được chấp thuận, thỏa thuận này sẽ thiết lập một mặt trận thống nhất trong bối cảnh nước Nga ngày càng trở nên thù địch đồng thời thúc đẩy hợp tác thương mại với Ukraina, một quốc gia đang khó khăn trong việc thoát khỏi phạm vi ảnh hưởng của Moscow.

“Bây giờ EU có thể giữ một mặt trận thống nhất chống lại các chính sách gây bất ổn của Nga” Thủ tướng Hà Lan Rutte nói tiếp và cho rằng nếu EU không ủng hộ thông qua thỏa thuận này sẽ là một món quà Giáng sinh hoàn hảo cho Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Về phía Chủ tịch EU, Donald Tusk bày tỏ bây giờ là lúc Hà Lan nên thông qua.

“Vấn đề này phải thuyết phục được tất cả các cử tri Hà Lan. Trách nhiệm này thuộc về chính phủ Hà Lan”. Ông Tusk nói.

Trong số những điều bổ sung ông Rutte muốn EU phải đảm bảo rằng thỏa thuận này không phải là một bước đệm để Ukraina gia nhập EU và cũng không được sử dụng nó trong tương lai. Thỏa thuận này cũng không bảo đảm đưa Ukraina vào khối phòng thủ chung và cung cấp thêm tài chính cho Ukraina cũng như đòi hỏi Kiev phải hành động mạnh mẽ hơn nữa để chống tham nhũng.

Theo ông Rutte việc thông qua thỏa thuận này là điều cần thiết về địa chính trị sau khi Nga sáp nhập Crimea cùng tạo ra cuộc khủng hoảng về chính trị.

Đức Dũng (AP)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề