Tại sao châu Âu sẵn sàng thay đổi cách tiếp cận với Nga?

Liên minh châu Âu có thể sẽ thay đổi cách tiếp cận với Nga khi các nguyên thủ quốc gia  gặp nhau vào tháng sau. Có thể sẽ tiếp tục ủng hộ các biện pháp trừng phạt ngày càng bị chia rẽ giữa các thành viên và công nhận tiến trình hòa bình giữa Nga – Ukraina không làm việc.

Mujtaba Rahman, Cliff Kupchan và Alex Bridau từ trung tâm tư vấn rủi ro Eurasia Group đưa ra một bản phân tích nói rằng cuộc họp của Hội đồng châu Âu vào tháng tới sẽ “báo hiệu sự bắt đầu cho sự kết thúc của (các) quá trình Minsk “.

Lệnh ngừng bắn luôn bị vi phạm và cả hai bên đều cáo buộc lẫn nhau không tuân thủ làm cuộc bầu cử địa phương không được tổ chức. Chính điều này đã dẫn đến sự bế tắc chính trị căng thẳng.

Lệnh trừng phạt của EU đối với Nga chỉ là gia hạn về thời gian và sẽ hết hạn trong tháng Giêng năm 2017. Trong cuộc họp sắp tới sẽ có thể xảy ra một cuộc tranh luận giữa các nước về lệnh này.

Xử phạt liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Ukraina bao gồm các biện pháp hạn chế và đóng băng tài sản đối với các thực thể và cá nhân trong danh sách đen của EU, họ “phải chịu trách nhiệm cho những hành động phá hoại hoặc đe dọa sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền và độc lập của Ukraina”. Lệnh này đã được mở rộng vào tuần trước cho đến tháng Ba năm 2017.

Tuy nhiên, biện pháp trừng phạt liên quan đến việc “thôn tính bất hợp pháp” Crimea liên quan đến kinh tế nhiều hơn (và gây tranh cãi nhiều hơn).

Lệnh trừng phạt này bao gồm cấm nhập khẩu đối với hàng hóa từ khu vực đó và những hạn chế về thương mại và đầu tư, sẽ hết hạn vào ngày 31 tháng 1 năm 2017, đến lúc đó EU mới công bố là tiếp tục gia hạn hay thu hồi.

“Biện pháp trừng phạt của EU đối với Nga cho đến tháng 1 năm 2017 sẽ ít có khả năng nới lỏng vì nó liên quan cả đến việc Nga tuân thủ các điều kiện của Minsk”. Rahman, Kupchan và Bridau nói.

“Cả Berlin và Paris nhận thấy Minsk không được thực hiện; như vậy, Hội đồng châu Âu vào tháng Mười có khả năng khởi động một cuộc tranh luận về việc từng bước tiến tới cách tiếp cận để mở đường cho giảm nhẹ xử phạt vào tháng Giêng,” các nhà phân tích nói thêm.

Trong khi các nước ở Nam Âu, như Hy Lạp và Ý, ủng hộ nới lỏng hoặc bỏ lệnh trừng phạt nhưng các nước khác đều mong muốn tiếp tục lập trường cứng rắn chống lại Nga. Nhóm Eurasia lưu ý rằng bất chấp những ý kiến ​​khác nhau, sự thiếu tiến bộ cụ thể trong thỏa thuận hòa bình không thể bỏ qua.

“Các bên đang có quá ít tiến bộ trong việc thực hiện Minsk. Giao tranh đã giảm xuống, nhưng cũng giống như trước đây thường vẫn vậy”.

Tổng hợp các trở ngại chính, nhà phân tích Eurasia Group nói “phía Nga khẳng định rằng bất kỳ thỏa thuận nào cũng phải bảo vệ quyền lợi của dân tộc Nga và người nói tiếng Nga, hoặc thông qua sửa đổi hiến pháp cho các khu vực ly khai, cho họ quyền tự trị dưới sự giám sát của quốc tế… trong khi Ukraina nhấn mạnh phải kiểm soát hoàn toàn biên giới với Nga của khu vực ly khai và Nga phải rút hết quân đội vũ khí ra khỏi lãnh thổ sau đó mới phân cấp và có địa vị đặc biệt.”

Các nhà phân tích lưu ý rằng có một thực tế ngày càng tăng ở châu Âu cho rằng Minsk hoàn toàn không hoạt động, không thể thực hiện và cần phải thay đổi chiến lược.

Berlin và Paris cần phải khởi động quan điểm cho rằng Minsk sẽ phải thay đổi. Điều này sẽ liên quan đến việc chuyển hướng nhiều hơn theo từng bước tiếp cận mới, từ đó sẽ tạo động lực hữu hình để cho nó có ý nghĩa, gia tăng sự tiến bộ”. Theo các nhà phân tích lưu ý điều này có thể làm EU tháo dỡ các biện pháp trừng phạt kinh tế cụ thể để tiến trình hòa bình có tiến bộ.

Hoa Kỳ cũng đã đặt nước Nga dưới chế tài nhưng Eurasia Group cho rằng nếu châu Âu muốn lập trường mềm mại hơn đối với Nga họ không nên nhìn về phía Hoa Kỳ.

“Đối với Hoa Kỳ để xem xét giảm nhẹ hình phạt, hoặc là Obama hay một chính quyền Clinton (nếu thắng cử) họ muốn thấy Nga thực sự giải quyết cuộc xung đột ở Ukraina và trong tương lai gần điều đó sẽ không xảy ra. Quan hệ Nga Mỹ đang căng thẳng không chỉ riêng vấn đề Ukraina mà còn một loạt các vấn đề quốc tế khác như Syria, tấn công mạng, sự mất lòng tin vĩnh viễn ở Putin, hồ sơ nhân quyền ở Moscow. Mỹ có rất ít lợi ích kinh tế với Nga và ít cử tri Mỹ kêu gọi bỏ lệnh trừng phạt.”

“Tất cả đều nằm trong bối cảnh chính trị của quan hệ Mỹ – Nga và chính sách của Hoa Kỳ trong tương lai có hướng tới Ukraina hay không, có rất nhiều khả năng xảy ra về quan điểm khác nhau trong xử phạt về vấn đề Ukraina trong năm tới”. Các nhà phân tích cảnh báo.

Đức Dũng (theo CNBC)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề