Putin tìm mọi cách dọa nạt châu Âu để gỡ bỏ lệnh cấm vận

Một trong những mục tiêu hàng đầu của chính sách đối ngoại Nga là làm xói mòn sự đáp trả của châu Âu vì đã xâm lược Ukraina. Tuy nhiên nhiều chiến thuật của Moscow khá vụng về và chưa đánh đã hàng. Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi Liên minh châu Âu tiếp tục áp đặt lệnh trừng phạt Nga thêm 6 tháng nữa.

Một số nước châu Âu không cảm thấy bằng lòng và thoải mái với các lệnh trừng phạt tương đối nghiêm khắc để đáp trả hành động xâm lược của Nga vào miền Đông Ukraina. Nó đã giáng vào ngành tài chính và năng lượng gây ảnh hưởng nặng nề từ đó đã làm tổn hại rất lớn cho nền kinh tế Nga.

Mặc dù vậy tại hội nghị thượng đỉnh G7 tổ chức vào tháng trước tại Nhật Bản gồm có Thủ tướng Vương quốc Anh có David Cameron, Tổng thống Pháp Francois Hollande, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Ý, Matteo Renzi tất cả đã hậu thuẫn cho lệnh trừng phạt. Các biện pháp trừng phạt “gắn liền với việc Nga tuân thủ thực hiện thỏa thuận Minsk và tôn trọng chủ quyền của Ukraina”.

Kremlin đã tìm kiếm sự cứu trợ để chống lại lệnh trừng phạt của phương Tây bằng cách tiến hành một chiến dịch vận động công chúng theo cách bóp méo thông tin, hăm dọa nhằm chia tách châu Âu ra khỏi Mỹ và người châu Âu tự rời xa nhau.

Chắc chắn sự thống nhất trừng phạt của Liên minh châu Âu bị “gây nhiễu” cụ thể lãnh đạo đảng Dân chủ xã hội Đức và Thượng viện Pháp đã bỏ phiếu kêu gọi nới lỏng hoặc dỡ bỏ cấm vận từng phần, cộng với tin đồn bí mật rằng chính phủ cánh hữu Hungary có thể tìm cách chia rẽ sự thống nhất về các biện pháp trừng phạt tại hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu trong tháng này. Tuy nhiên những nỗ lực tổng thể của Nga bị suy yếu do chính mâu thuẫn dẫn đến sai lầm từ phía họ.

Vậy Moscow đã sai lầm như thế nào? Đó là người Nga cho rằng người châu Âu yếu đuối, vô nguyên tắc, cả tin và mất tinh thần khi điện Kremlin tiến hành hành cuộc chiến tại Ukraina cùng tung ra cuộc chiến tuyên truyền xoay quanh nó. Đây là một sai lầm tương tự giống như trong những năm đầu thập niên 1980 đã làm Moscow thất bại trong chính sách đối ngoại hàng đầu của họ “khuyên Nato dẫn đầu là Mỹ không triển khai Lực lượng tên lửa hạt nhân tầm trung (INF) ở châu Âu” đối trọng với SS-20. Tên lửa SS-20 được cho là thứ vũ khí để tạo ra thế cân bằng chiến lược đối với Mỹ và phương Tây của Liên Xô. Loại tên lửa này có khả năng hủy diệt vô cùng lớn, đầu đạn của một tên lửa SS-20 có sức công phá gấp hàng trăm lần quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Nhật Bản vào năm 1945.

Nhà văn Mark Twain có câu nói nổi tiếng “lịch sử sẽ không bao giờ lặp lại chính nó, nhưng tất cả đều có chung vần điệu”. Có gì giống nhau về kịch bản tên lửa của Liên xô những năm 1980 và chính sách của nước Nga ngày nay áp dụng với Ukraina? Chúng ta hãy cùng liên kết các sự kiện sau đây.

– Trong thập kỳ 1980, tuyên truyền của Liên Xô hy vọng sẽ làm suy yếu cam kết của Anh và Tây Đức để triển khai các tên lửa INF của NATO bằng cách lên án Thủ tướng Anh Margaret Thatcher và Thủ tướng Tây Đức Helmut Kohl. Hôm nay những người tuyên truyền của Nga hành động giống như vậy khi nước Anh chuẩn bị trưng cầu dân ý ra đi hay ở lại EU. Cũng như bà Margaret Thatcher ngày xưa ông Cameron phản đối nước Anh ra khỏi EU. Ở Đức họ ủng  hộ đảng cánh hữu tấn công Thủ tướng Đức Angela Merkel; Và ở Pháp hỗ trợ lãnh đạo chủ nghĩa dân túy Marie Le Pen, người phản đối Hollande.

– Trong thập kỷ 1980, Liên xô tiến hành cuộc chiến tranh ở Afganistan và hỗ trợ cho quân luật ở Ba Lan, chính những sự kiện này đã làm suy yếu nỗ lực của Moscow để gần gũi phương Tây và đã phá hủy kế hoạch ngăn Mỹ đặt tên lửa. Hôm nay, nỗ lực của Moscow để làm suy yếu trừng phạt của phương Tây đang bị phá hoại bởi chính hành động lặp đi lặp lại không tuân thủ thỏa thuận Minsk cùng chiến thuật đe dọa quân sự trong khu vực Bắc Âu – Baltic.

– Một trong những bước ngoặt của Liên xô thời đó và Nga hiện nay chính là sự kiện máy bay chở khách. Trong năm 1983, hai tháng trước khi tên lửa INF sẽ được triển khai, Liên xô đã bắn rơi máy bay dân dụng Hàn Quốc Airlines 007 làm 269 người chết. Trong năm 2014 tại Ukraina, lực lượng Nga hoặc những người ủy nhiệm của họ đã bắn hạ Malaysia Airlines 17, khiến 298 người thiệt mạng. Trong cả hai trường hợp Moscow đều phớt lờ không có sự hợp tác hoặc ăn năn hối cải đã làm thái độ của Phương Tây trở nên cứng rắn hơn.

– Trong tháng 11 năm 1981 Tổng thống Ronald Reagan đề xuất loại bỏ các tên lửa INF ở châu Âu đây là một phần trong một chính sách “hai phương cách” chuẩn bị triển khai tên lửa hoặc đàm phán để loại bỏ nếu cần thiết. Cuối năm 1983 Nato đã triển khai tuy nhiên 4 năm sau đó một hiệp ước lịch sử hạn chế vũ khí hạt nhân được ký kết. Hiệp ước INF được Liên Xô và Mỹ ký năm 1987 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1-6-1988. Theo đó, các bên cam kết tiêu hủy và không sản xuất hoặc phóng thử các loại tên lửa hạt nhân tầm ngắn và tầm trung có tầm bắn từ 500-5.500 km phóng từ mặt đất. Hôm nay Nato áp dụng lại chính sách của Tổng thống Ronald Reagan tìm cách thực hiện đầy đủ các thỏa thuận Minsk trong khi đồng thời tăng cường an ninh viện trợ kinh tế cho Ukraina và tăng cường khả năng quân sự của liên minh ở Trung Âu – Bắc Âu – Baltic – nơi Bộ  trưởng Ngoại giao hai nước Phần Lan và Thụy Điển lần đầu tiên thảo luận với Nato về gia nhập khối quân sự này. Sau đó cuộc đàm phán INF mang tính quan trọng đối với việc bảo tồn sự hiệp nhất của NATO về việc triển khai tên lửa. Hôm nay, phương Tây luôn nhấn mạnh về việc thực hiện thỏa thuận Misk – kể cả họ có mâu thuẫn như thế nào đi nữa nhưng việc ủng hộ giữ nguyên trừng phạt vô cùng quan trọng trong việc thống nhất của châu Âu.

Vào đầu năm 1980, phương Tây đã có sự rạn nứt nghiêm trọng do sự khác biệt trong việc chuyển giao công nghệ cho Liên Xô để xây dựng một đường ống dẫn khí đốt lớn từ Siberia tới châu Âu. Căng thẳng cũng từ sáng kiến tương lai trong kế hoạch triển khai tên lửa phòng thủ đạn đạo tầm xa của Tổng thống Ronald Reagan trong đó sẽ có vi phạm hiệp ước chống tên lửa đạn đạo. Hôm nay, phương Tây không có những bất đồng nội bộ nghiêm trọng để so sánh càng làm cho điện Kremlin khó khăn hơn trong việc bẻ gãy sự đồng thuận.

Những yếu tố trên đan nhau làm suy yếu mục đích của Nga trong việc chia rẽ phương Tây về việc đáp trả Moscow xâm lược Ukriane. Hôm nay sự tuyên truyền dối trá của Nga và cơ quan truyền thông quốc gia Sputnik xuất hiện ít hiệu quả hơn so với thời kỳ Liên xô. Mặc dù vậy những áp lực rất lớn từ cánh tả và dân tộc cực hữu ở châu Âu có thể hỗ trợ cho Nga trong biện pháp trừng phạt của phương Tây. Phương Tây cần phải làm mọi cách để duy trì sự thống nhất của họ.

Rộng hơn nữa là biết lắng nghe dư luận công chúng để giữ sự thống nhất. Vào giữa tháng tháng Năm một thí sinh đến từ nước Nga trong cuộc thi Eurovision Song Contest đã xếp sau thí sinh Ukraina. Người Nga đã công khai phản đối một cách dữ dội khi khẳng định châu Âu đã chính trị hóa cuộc bầu chọn. Đây không phải trường hợp duy nhất Nga hoang tưởng mặc dù không ai thích một kẻ luôn hăm dọa.

Đức Dũng (bài viết dựa theo nội dung của tờ Newsweek)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Có 1 phản hồi cho bài viết “Putin tìm mọi cách dọa nạt châu Âu để gỡ bỏ lệnh cấm vận”:

  1. Ng quang viết:

    Hành động kiểu “cá lớn nuốt cá bé ” của Nga là không thể tồn tại trong thế giới văn minh ngày nay ,cần lên án và tach Nga khỏi cộng đồng thế giới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề