Putin thất bại ở Hội nghị thượng đỉnh G20

Một trong những điều gì đó rất quan trọng mà ông Putin muốn ở Hội nghị thượng đỉnh G20 đã không đến. Vladimir Putin rất muốn  Hàng Châu sẽ trở thành Yalta hay Munich nhưng điều đó đã không xảy ra.

Trong thực tế Nga đã rất nỗ lực để tạo ra những hành động ở trong và xung quanh Ukraina vào thời gian trước khi G20 diễn ra. Cụ thể Nga đã làm cuộc khủng khoảng giả ở Crimea vào tháng Tám, trong đó cáo buộc Bộ Quốc phòng Ukraina cử binh sĩ đến bán đảo này để khủng bố. Điện Kremlin đã làm động tác giả “phẫn nộ” đối với các hành vi này và sau đó đột ngột rút khỏi kế hoạch đàm phán 4 bên với Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande. Đồng thời để tiếp tục thổi bùng sự kiện ảo, Nga đã tập trung hàng chục ngàn binh lính ở biên giới Ukraina và tiến hành tập trận đe dọa hàng xóm, gây lo ngại một cuộc tấn công toàn diện có thể xảy ra.

Trong bối cảnh đó Putin đã thúc đẩy một cuộc họp không chính thức bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 với bà Merkel và ông Hollande với yêu cầu không có Poroshenko – nhằm giải quyết xung đột Ukraina sau lưng Kiev.

“Putin dường như sẵn sàng đưa ra những thỏa hiệp nhất định đối với Syria, đồng thời cho rằng phương Tây phải nhượng bộ về vấn đề Ukraina, như một sự đáp lễ là phải giảm sự hỗ trợ cho Kiev.” Aleksandr Kokcharov, nhà phân tích quốc phòng Nga tại tạp chí IHS Jane 360, nói với Newsweek gần đây.

Đó là một chiến thuật cổ điển của Kremlin. Họ tạo một cuộc khủng hoảng giả và sau đó đưa ra những điều khoản giải quyết theo ý của Moscow. Chiến thuật này Nga đã áp dụng rất nhiều lần “châm lửa đốt nhà sau đó đóng vai người cứu hỏa”. Tuy nhiên tất cả những ý đồ đó đã không thể thực hiện.

Mặc dù cả bà Merkel và ông Hollande đã đồng ý gặp mặt (không có Poroshenko) ông Putin nhưng cả hai lãnh đạo phương Tây đã thẳng thừng “mọi đàm phán hay giao dịch về vấn đền Ukraina mà thiếu vắng Poroshenko sẽ vô nghĩa.” Trước đó chính hai lãnh đạo Pháp – Đức đại diện cho phương Tây đã “đẩy” ông Putin ngồi vào bàn ký kết thỏa thuận Minsk.

Như một hành động để bảo lưu quan điểm này, lãnh đạo Pháp – Đức đã gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama để thảo luận về Ukraina – tất nhiên không có Putin.

Điều đáng nói, sau cuộc gặp này ông Hollande kêu gọi nối lại cuộc đàm phán bốn bên về Ukraina và phải có Poroshenko trong hội nghị bàn tròn Normandy – và Putin đã ưng thuận. Ông Putin đã cay đắng thốt lên “sắp tới tôi lại phải gặp Poroshenko” (theo Reuters đưa tin).

“Putin đã trở lại vị trí của hai tháng trước, trước khi đưa ra những sự kiện giả cùng tăng cường quân sự ở Crimea và ở biên giới Ukraina,” Kokcharov nói.

Vì vậy những hy vọng về kịch bản dàn dựng công phu hồi tháng trước của Điện Kremlin khi cáo buộc Ukraina âm mưu tấn công khủng bố ở Crimea đã hoàn toàn phá sản. Không ai nghe và không ai để ý đến sự kiện đó ngoài truyền thông Nga liên tục đưa ra các thuyết âm mưu như muốn tác động tới phương Tây buộc họ phải nhượng bộ Moscow sau lưng Kiev.

Mặc dù ông Putin đã phải chịu một thất bại ngoại giao chiến thuật ở Hàng Châu, nhưng rõ ràng ông đã không từ bỏ mục tiêu chiến lược của mình muốn thống trị Ukraina. Ngay cả khi Kiev cảnh báo sẽ là thảm họa hay thất bại đối mọi cuộc xâm lược khi đưa ra tuyên bố ấn tượng về cải cách hiện đại hóa lực lượng vũ trang của họ từ đống đổ nát.

“Quân đội Ukraina bây giờ lớn hơn, tinh nhuệ hơn và sẵn sàng hơn bao giờ hết. Nếu bây giờ Putin quyết định thực hiện cuộc phiêu lưu quân sự lớn, ông sẽ phải trả cái giá lớn hơn gấp nhiều lần so với những gì ông thu được.” Mark Galeotti, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Quan hệ Quốc tế ở Prague và là một đồng thỉnh giảng tại Hội đồng châu Âu về quan hệ đối ngoại, gần đây đã viết bài trên Vox.

“Người Nga hiểu điều này vì vậy những động thái quân sự của họ chỉ là tăng thêm áp lực đối với Kiev – và là sự chuẩn bị để đối phó nếu Quân đội Ukraina cảm thấy đủ mạnh để cố gắng giải phóng Donbass bằng vũ lực.”

Với sự tích tụ quân sự, Moscow muốn chuẩn bị cho các cuộc xung đột dài hơi, tạo ra bế tắc, căng thẳng kéo dài và có thể dẫn đến cuộc chiến đẫm máu với Kiev nếu ông Putin muốn khẳng định “sẽ là người thắng cuộc”.

Như phân tích quân sự của Michael Kofman, thuộc Viện Kennan, gần đây đã viết trong chính sách đối ngoại. “Nga đang xây dựng các căn cứ quân sự dọc theo biên giới Ukraina trông giống như các đơn vị đồn trú thường trực với đầy đủ trang thiết bị phục vụ quân nhân như các sân tập thể thao trong đó có sân bóng đá và nhà ở kiên cố. Trong khi đó sự chuyển động về quân sự ở Crimea vẫn tiếp diễn. Ông cũng cho rằng hiện nay Nga không nghĩ đến việc leo thang chiến tranh ở miền Đông Ukraina nữa mà họ muốn định hướng lại lực lượng quân đội để bao quanh Ukraina trong nhiều năm tới trong quá trình hiện đại hóa quân sự. Nga sẽ tiếp tục thực hiện chiến lược duy trì xung đột ở Ukraina trong tương lai gần. Cho đến năm 2017 lực lượng của họ sẽ hoàn chỉnh hơn khi đó có thể sẽ tiến hành một cuộc xâm lược hoặc đe dọa nhằm muốn thay đổi chế độ ở Kiev như họ đã từng làm trong năm 2014.

Trọng Nghĩa


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề