Những công ty Đức làm ăn với Nga đang nhạt dần

FRANKFURT – Rất ít quốc gia đã đầu tư vào Nga nhiều hơn nước Đức. Họ đã đổ xô vào để tìm kiếm và khai thác các cơ hội thương mại mới, những cơ hội đã mở ra sau khi chiến tranh lạnh kết thúc. Hơn 6.000 công ty Đức đã đầu tư và đang hoạt động ở đó và Nga đã trở thành một khách hàng lớn cho ngành ô tô, dược phẩm và máy móc của Đức.

Nhưng sau giờ cao điểm hiện tại đã theo chiều ngược lại. Như việc công bố quyết định hủy bỏ hợp tác vào tuần trước của tâp đoàn hóa chất khổng lồ BASF với Gazprom, tập đoàn năng lượng Nga, liên quan đến việc khai thác khí thiên nhiên và phân phối. Đây là ví dụ mới nhất của các công ty Đức đối với  các dự án đang trì hoãn đầu tư vào Nga.

Hãng xe ô tô Opel một hãng con của tập đoàn ô tô GM có trụ sở tại Đức, đã sa thải công nhân tại nhà máy ở St. Petersburg; Volkswagen đóng cửa một nhà máy ô tô ở Kaluga và Fresenius, một công ty về chăm sóc sức khỏe, đã hủy bỏ  liên doanh với các đối tác Nga.

Hơn một phần ba các công ty của Đức đang hoạt động tại Nga có thể sẽ hủy bỏ các dự án đầu tư, mặc dù cho đến nay chỉ có một số ít các công ty Đức đã hoàn toàn bỏ rơi thị trường Nga, theo một cuộc khảo sát trong tháng này của tổ chức  Chamber of Commerce của Đức-Nga.

Các cuộc xung đột ở Ukraine đang đe dọa các nhà lãnh đạo Đức. Nó không chỉ là vấn đề  kinh doanh mà còn nhiều vấn đề khác bị ngưng trệ: Vô số diễn đàn trong quan hệ hợp tác cũng như các cuộc họp lớn về chính trị đã phải rút lại hoặc đóng băng. Mặc dù các chính trị gia của Đức tiếp tục dẫn đầu trong các nỗ lực ngoại giao để xoa dịu cuộc khủng hoảng Ukraine, nhưng sự tin tưởng của họ đối với Moscow đã như bóng bóng xà phòng. Mọi người đều biết rằng sẽ phải mất một thời gian dài để sửa chữa. Sự rạn vỡ quan hệ làm sống lại nỗi hoang mang đối với sự chia rẽ trong châu Âu. Nó làm sống lại suy nghĩ quay về thời chiến tranh lạnh và sụt giảm thương mại là một trong những yếu tố đáng tin cậy cho việc kìm hãm tăng trưởng.

Số liệu đầu tư vào Nga của các nước tính đến tháng tám năm 2014. Đơn vị tính tỷ USD

Quốc gia Tiền đầu tư (tỷ USD)
China 43,4
Netherlands 38,2
Germany  34,3
Italy 25,2
Ukraine 16,1
Belarus 15,7
Turkey 15,5
Japan  15,3
United States  15,0
Poland  12,1

Theo nguồn của  German-Russian Chamber of Commerce

Tuy các nền kinh tế có liên kết với nhau nhưng  tác động của Đức đối với Nga là rộng lớn hơn, bởi vì Nga phụ thuộc nhiều vào hàng hóa cũng như phụ thuộc vào vốn và công nghệ của những nhà đầu tư Đức. Nền kinh tế Nga đã phải “đi cà nhắc” bởi bị thương vì lệnh trừng phạt sau khi can thiệp vào nội bộ của Ukraine. Đồng rub mất giá và giá dầu giảm sâu, trong khi dầu mỏ là ngành hàng  xuất khẩu chủ lực mang lại một nửa cho nguồn thu ngân sách nhà nước.  Nga dự kiến sẽ phải chịu đựng một cuộc suy thoái toàn diện vào năm tới trong khi GDP của Đức tăng trưởng 1 phần trăm.

Tuy vậy vấn đề của Nga sẽ tác động đến nền kinh tế và làm giảm chỉ số tăng trưởng GDP của Đức. Xuất khẩu sang Nga giảm 22 phần trăm trong tháng Mười so với cùng kỳ năm ngoái. Mười phần trăm các công ty của Đức xuất khẩu hàng hóa vào Nga. Sự gián đoạn trong việc cung cấp hàng hóa dẫn đến mất thị phần tại Nga và sẽ làm cho nền kinh tế Đức khó khăn hơn trong việc cải thiện tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Sự không chắc chắn về mối quan hệ đang bị treo của Đức trong hợp tác làm ăn với Nga làm giảm sự tin tưởng đối với các nhà đầu tư. Trong khi đó giá trị thương mại giữa hai nước lớn gấp đôi so với thương mại giữa Nga-Hoa Kỳ. Điều này hoàn toàn trái ngược với sự lạc quan và quan hệ thương mại tương đối ổn định trong những năm gần đây. Nó được phản ánh rõ nét về những tranh cãi ngày càng gay gắt trong giới  tinh hoa chính trị, ngoại giao và trí tuệ của Đức về câu hỏi làm thế nào để hình thành các mối quan hệ với Moscow.

Cuối tuần qua, hai nhà lãnh đạo của hai đảng lớn nhất trong chính phủ của bà Angela Merkel  là Sigmar Gabriel, và Ngoại trưởng Frank-Walter Steinmeier đã bày tỏ sự lo ngại rằng nền kinh tế Nga bị suy thoái bởi biện pháp trừng phạt sẽ làm nền kinh tế Đức bị ảnh hưởng và họ phản đối thắt chặt thêm lệnh trừng phạt.

Bà Merkel, rõ ràng rất thất vọng với hành vi của Tổng thống Vladimir Putin, cho đến nay đã thực hiện những biện pháp trừng phạt một cách khó khăn và miễn cưỡng. Nhưng điều quan trong hiện nay là nguy cơ xung đột trong chính phủ của bà Merkel sẽ làm cản trở những nỗ lực trong việc sử dụng đòn bẩy nhằm xoa dịu và tìm ra giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng tại Ukraine dựa trên các mối quan hệ gần gũi giữa  Đức với Nga.

Nhóm kinh doanh là những người ủng hộ mạnh mẽ đảng Dân chủ Thiên chúa giáo của bà Merkel, đã đồng ý với đảng Dân chủ Xã hội Nga và cảnh báo chống lại việc sử dụng biện pháp kinh tế để gây áp lực lên ông Putin.

“Trừng phạt không phải là phương tiện thích hợp để giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị này”, Eckhard Cordes, cựu giám đốc điều hành Daimler  cũng là chủ tịch Ủy ban quan hệ kinh tế Đông Âu, đại diện cho các công ty kinh doanh trong khối Xô Viết, cho biết trong một email. “Phương Tây không thể có lợi ích khi nền kinh tế hay chính trị của Nga bất ổn.”

Nhưng biện pháp trừng phạt  khó có thể là yếu tố duy nhất làm mất ổn định cho nền kinh tế Nga. Vâng trước khi Nga sáp nhập Crimea, các doanh nghiệp Đức đã tỉnh mộng với những gì họ chứng kiến bởi sự thù địch đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Allianz, công ty bảo hiểm lớn nhất nước Đức, đã có chính sách tự động ngừng kinh doanh  tại Nga vào năm ngoái sau khi có sự thay đổi trong luật pháp Nga là cho phép khách hàng có sự bất mãn với công ty sẽ được quyền khởi kiện tại tòa án địa phương. Các tòa án đôi khi dựa vào đơn khiếu nại lập tức  tuyên án mà không hề có thông báo cho công ty bảo hiểm hoặc quan tâm đến phản ứng của họ.

Môi trường kinh doanh tại Nga đã tiếp tục xấu đi, ít nhất là trong con mắt của các nhà đầu tư Đức. Fresenius, một công ty chăm sóc sức khỏe (y tế) có cổ phiếu hàng đầu của Đức nằm trong tốp 30 (DAX 30 index) đã hủy bỏ kế hoạch  liên doanh  sản xuất thuốc với một đối tác Nga vào tháng trước với lý do “chính phủ Nga đã thay đổi hoàn cảnh chính trị và pháp lý.”

Cổ phiếu của công ty dược phẩm Stada có trụ sở tại Bad Vilbel, gần Frankfurt, đã giảm hơn một phần tư kể từ tháng Sáu, một phần là do sự sụt giảm 19 phần trăm doanh số bán hàng tại Nga, một trong những thị trường quan trọng nhất của công ty.

Tất cả mọi người “đang chuyển động ì ạch trong guồng quay không đồng bộ”, một doanh nhân đã có các giao dịch với Nga trong thập niên vừa qua cho biết. Giống như nhiều người đang hoạt động tại Nga, ông không muốn tiết lộ danh tính vì sợ bị ảnh hưởng đến mối quan hệ nhạy cảm.

“Người Đức muốn ở đó,” người đàn ông nói. Nhưng “họ e sợ thị trường đầy biến động vì họ không đoán định hay biết trước người Nga sẽ làm những gì”.

Số lượng các công ty Đức bỏ nước Nga tương đối ít khoảng 3 phần trăm trên tổng số, theo Chamber of Commerce. Hầu hết các công ty hy vọng rằng cuộc khủng hoảng Ukraine sẽ qua đi, và họ sẽ có thể quay trở lại kinh doanh như bình thường.

Một vài công ty tiếp tục đầu tư. Schaeffler nhà sản xuất vòng bi và các chi tiết khác được sử dụng trong ngành công nghiệp ô tô, đã mở một nhà máy đầu tiên tại Nga vào tháng Mười nhà máy đặt tại lyanovsk, khoảng 550 dặm về phía đông Moscow.

Tuy nhiên 41 phần trăm  các công ty Đức tại Nga đã đầu tư chậm lại, theo khảo sát  200 doanh nghiệp của phòng thương mại, trong khi 36 phần trăm nói rằng họ sẽ hủy bỏ các dự án, trừ khi các điều kiện được cải thiện. Và 28 phần trăm nói rằng họ có kế hoạch sa thải công nhân Nga.

Thị trường Nga đã trở nên “chua chát” đối với ngành ô tô Đức. Opel cho biết vào tháng chín đã cắt giảm sản xuất tại nhà máy chính ở St. Petersburg, nơi mà họ sản xuất các loại xe như Opel Astra và Chevrolet Cruze, sự thay đổi đã loại bỏ 500 lao động trong tổng số 1600 lao động.

Volkswagen đã dừng sản xuất trong 15 ngày tại một nhà máy ở Kaluga trong những tháng gần đây. Công ty cho biết trong một tuyên bố họ vẫn cam kết sản xuất tại Nga nhưng đã “nhìn nhận thị trường với sự quan ngại.”

Thiệt hại bao gồm cả các công ty khác như BMW, Mercedes và Ford châu Âu, có trụ sở tại Cologne, ô tô Đức sẽ mất 15 tỷ euro, tương đương khoảng $ 18,3 tỷ doanh số bán hàng tại Nga và mất 600 triệu € lợi nhuận trong năm 2017, theo ước tính của Ferdinand Dudenhöffer, giáo sư tại Đại học Duisburg-Essen.

Các ngành công nghiệp khác cũng đang “đau khổ”. Metro nhà bán lẻ Đức, hoãn niêm yết cổ phiếu công ty đang hoạt động tại Nga trên sàn chứng khoán London, điều này đã cản trở cho việc huy động tiền mặt để mở rộng kinh doanh tại Nga. Otto công ty bán hàng trực tuyến và là đối thủ cạnh tranh với Amazon, đã buộc phải tăng giá đối với khách hàng Nga để bù đắp cho sự sụt giảm của đồng rub.

Căng thẳng chính trị có khả năng làm gia tăng các biện pháp trừng phạt chống lại nước Nga, sẽ được tiếp nối những đòn trừng phạt vào tháng ba sau khi Moscow sáp nhập Crimea.

“Bất cứ ai tin rằng  nền kinh tế Nga “què quặt” phải đi bằng đầu gối sẽ dẫn đến sự an nguy của châu Âu là hoàn toàn sai lầm”  ông Steinmeier bộ trưởng ngoại giao nói trong tạp chí tin tức hàng tuần Der Spiegel. Tại châu Âu nền kinh tế  Nga rơi vào hỗn loạn “không thể là mối bận tâm của chúng tôi,” ông nói thêm.

Tuy nhiên Ông Gabriel, lãnh đạo đảng Xã hội Dân chủ đã thẳng thừng tuyên bố: kêu gọi tăng thêm trừng phạt đã sai. Còn ông  Gerhard Schröder, người tiền nhiệm của bà Merkel là một người bạn công khai của ông Putin, là một trong số 60 người nổi tiếng ký tên vào đơn kháng cáo có tựa đề “Một lần nữa chiến tranh ở châu Âu? / Không được nhân danh chúng tôi.”

Lời nhận xét của nhà văn Đông Đức  Bert Hoppe đã thu hút sự chú ý, ông bị buộc tội là một trong những người ít có sự quan tâm đến Ukraine, không quan tâm đến những khát vọng độc lập và công nhận chỉ có duy nhất nước Nga là kiến trúc sư cho sự thất bại của Đức Quốc xã và sau đó  hòa giải với Đức.

Đây là một trong những lập luận cũ rích. Rằng họ đã quá đề cao trong việc thiết lập mối quan hệ gần gũi trong thời gian gần đây mà quên mất rằng trong 25 năm qua từ khi bức tường Berlin sụp đổ Nga và Đức đã bình thường hóa quan hệ.

 Thanh Trúc


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề