“Gazprom” từ đầu năm không trả nợ cho công ty nhà nước “Turkmengaz” củaTurkmenistan.
Turkmenistan công nhận người khổng lồ “Gazprom” của Nga là đối tác nghèo.
Turkmenistan công nhận công ty lớn nhất của Nga “Gazprom” là đối tác nghèo, không đủ khả năng trả nợ cho Hợp đồng mua bán khí đốt tự nhiên. Điều này đã được công bố trên trang web của tạp chí “dầu, khí đốt và tài nguyên khoáng sản của Turkmenistan,” do Bộ Dầu khí và Khoáng sản của Turkmenistan phát hành.
“Gazprom” đã không có khả năng thanh toán cho Hợp đồng mua bán khí đốt tự nhiên, do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn tiếp diễn và các nước phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga, “- tạp chí đã viết.
Ngoài ra, tạp chí đưa tin rằng “Gazprom” kể từ đầu năm 2015 không trả nợ cho công ty nhà nước “Turkmengaz” cho khối lượng khí đốt tự nhiên do Turkmennistan cung cấp .
Nga và Turkmenistan vào năm 2003 đã ký một thỏa thuận về hợp tác trong các ngành công nghiệp khí đốt trong 25 năm và một hợp đồng dài hạn mua và bán khí đốt của Turkmenistan.
Vào đầu tháng Bảy, các phương tiện truyền thông đưa tin rằng “Gazprom” từ 01 tháng 7 đã đình chỉ việc mở rộng hệ thống đường ống dẫn khí thống nhất “Hành lang phía Nam”, cần thiết cấp khí đót trong tương lai cho đường ống dẫn khí “dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ.”
Nguyễn Hoàng Lân
theo http://gordonua.com/news/worldnews/Turkmenistan
- Tòa án Luân Đôn đã đưa ra một quyết định quan trọng là: Tịch thu tài sản của Gazprom
- THOẢ THUẬN ĐỐI ĐẦU VỚI KHIÊU KHÍCH. TẠI SAO PUTIN LẠI KHÔNG HIỂU NHỮNG ĐIỀU NHẮN NHỦ CỦA TRUMP
- "Gazprom" rơi vào bẫy mà đã chuẩn bị cho Ukraina
- Ukraina nêu các điều kiện cho việc tiếp tục mua khí đốt từ Liên bang Nga
- DW giải mã nội dung của Luật trừng phạt mới
- Nga đã mất đòn bẩy "khí đốt" ảnh hưởng lên Ukraina
Cái này thời ông Nhiazov làm tổng thống mình cũng đã nghi nghi. Bởi vì cách đây 6 hay 7 năm gì đó LB Nga mà đứng đầu là Putin đã tuyên bố trước truyền hình là Nga đã mua hết nguồn khí từ Turkmeni để muốn độc quyền về khí đốt và ra điều kiện cho tất cả các khách hàng. Thời đó Turkmenia cũng bị mơ hồ và rơi vào cái vòng vớ vẩn. Bây giờ mới hiểu ra thì có lẽ không muộn, nhưng về giá cả thì không còn là át chủ bài để đặt lên bàn cân buôn bán năng lượng.
Tham thì thâm, người khổng lồ Gazprom ngày xưa oai hùng là thế, lũng đoạn thị trường gas của các nước Trung Á bằng cách đút lót để mua hệ thống đường ống dẫn của họ, tù đó khống chế không cho họ bán Gas trực tiếp vào Châu Âu mà chỉ có thể bán cho Nga giá rẻ, để rồi Nga lại bán cho Ukraine với giá cắt cổ. Mấy năm nay tình hình đẫ khác: Trung quốc, vâng chính người khổng lồ Trung quốc, đẫ trực tiếp ky mua va xây dựng hệ thống đường ống gas mới nối thẳng với China, khiến cho dòng chảy gas Trung Á quay ngược về hướng China, điều này có nhiều ý nghĩa: 1. Các nước Trung Á được hưởng lọi lớn do bán được giá Gas cao hơn; 2. tổng khối lượng gas của Trung Á bán cho China khiển cho China hờ hũng trước ve vãn của Nga trong hợp đồng “dòng chảy Sibery”, khiến Nga tốn rất nhiều tiền mà không bán được Gas cho China. 3. Hệ thống đường ống cũ từ thòi Liên xô mà Gazprom đã mua của các nước Trung Á nhằm khống chế họ nay đẫ biến thành mạng nhện săt gỉ, không có tác dụng vận chuyển khí. 4. Xu hướng các nước Trung Á hợp tác và thân thiện với Trung quốc, tách khỏi Nga là xu hướng tất yếu. càng làm cho Nga thêm đâu đầu và bất ổn. Vậy bài báo chẳng qua là bêu riếu “Gazprom” là kẻ vừa tham, vừa độc ấc, vừa keo kiệt và hiện đẫ trở nên nghèo túng, sẽ không có bạn chơi với. Thương trường có câu – buôn có bạn, bán có phường. Tham lam đúng một mình một phường thì sẽ có ngày ôm đống hàng tồn mà tự chết!