Mục đích ‘quân sự hóa’ Biển Đông của Trung Quốc

Tiềm năng quân sự của các đảo mà Trung Quốc bồi đắp trên Biển Đông sẽ gây ra mối đe dọa gì?

Đô đốc Harry Harris, chỉ huy Tư lệnh Thái Bình Dường từng nhận xét, “Rõ ràng Trung Quốc có ý định sử dụng các đảo nhân tạo của mình ở Biển Đông cho mục đích quân sự.” Theo Đô đốc Harris, các đảo mới được Trung Quốc xây dựng như các trạm trung chuyển cho quân đội tại biển Đông. Chính quyền Bắc Kinh không phủ nhận việc sử dụng các đảo cho mục đích quân sự, nhưng đồng thời cũng nhấn mạnh chức năng sử dụng để cung cấp hậu cần, tìm kiếm cứu nạn trên biển, phòng chống thiên tai và nghiên cứu khí tượng thủy văn.

Tiềm năng quân sự của các đảo này sẽ gây ra mối đe dọa gì? Trước tiên, các tiền đồn trong chuỗi đảo Trường Sa chắc chắn sẽ được trang bị hệ thống radar và hệ thống điện tử nghe nhìn nhằm tăng cường khả năng tình báo, theo dõi và trinh sát của Trung Quốc. Các đường băng mới được xây dựng với chiều dài 10.000 feet trên đảo Chữ thập đủ để đáp các loại máy bay thông thường và dự kiến sẽ tiếp tục cải tạo để sử dụng cho cả máy bay chiến đấu chiến thuật của Trung Quốc. Từ đây, Trung Quốc có thể sử dụng làm sân bay cho các loại máy bay giám sát, máy bay không người lái, vận tải, tiếp dầu và chiến đấu. Tùy thuộc vào hạ tầng và trang thiết bị đã được xây dựng trên các đảo, Trung Quốc có thể giám sát hầu hết, nếu không phải tất cả, tất cả hoạt động trên Biển Đông. Trung Quốc có thể đơn phương tuyên bố khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) trên một phần hoặc toàn bộ khu vực trong phạm vi đường yêu sách lưỡi bò. Để thực hiện điều này đòi hỏi phải có một số công trình xây dựng hoặc đường băng tại các địa điểm khác nhau ở Biển Đông.

Với những tiềm lực và khả năng quân sự phát triển mạnh mẽ so với những nước láng giềng trong thời gian qua, tiềm lực Trung Quốc đang đặt ra những thách thức cho hoạt động quân sự của Mỹ trong khu vực. Có khả năng Trung Quốc sẽ sử dụng các đảo nhân tạo ở Trường Sa để mở rộng ranh giới hoạt động xuống xa hơn về phía nam và phía đông vùng biển Philippines và Sulu, nâng phạm vi hoạt động của của không quân để giám sát quát toàn bộ biển Đông và xa hơn nữa. Khả năng theo dõi và phản ứng trước các hoạt động quân sự của Mỹ trong khu vực sẽ được tăng lên đáng kể, bao gồm việc đánh chặn các máy bay chiến đấu của Mỹ và các nước từ ngoài khơi hoặc điều máy bay và tàu chiến đến eo biển Malacca, trong trường hợp bị tấn công.

Theo Đô đốc Harris, vẫn chưa có dấu hiệu Trung Quốc triển khai các hệ thống và hạ tầng cho tàu chống tên lửa hành trình và tên lửa đất-đối-không nhưng không loại trừ khả năng này sẽ diễn ra trong tương lai gần. Ngoài ra, với đặc điểm vùng nước nông và nhanh chóng giảm xuống độ sâu 2.000m tại đảo Chữ Thập là rất phù hợp để làm trạm tiếp nhiên liệu cho tàu ngầm. Nếu trong bối cảnh có xung đột vũ trang thì các đảo và hệ thống quân sự này sẽ bộc lộ nhiều yếu điểm. Tuy nhiên, trong tình hình như hiện nay thì hệ thống này sẽ giúp Trung Quốc theo dõi và chặn đứng các hành động quân sự Mỹ từ xa. Điều này sẽ ảnh hưởng đến Mỹ trong trường hợp hỗ trợ Đài Loan phòng vệ vì các tàu sân bay của Mỹ cần phải hành trình qua biển Đông. Trong trường hợp tranh chấp với các bên trong khu vực, với tiềm năng quân sự vượt trội Trung Quốc sẽ có nhiều lợi thế. Máy bay trực thăng, tàu đổ bộ và pháo binh di động có thể được điều động nhanh chóng từ các đảo lân cận để tham chiến. Ngoài ra, Trung Quốc có thể lựa chọn cách gây áp lực như làm gián đoạn hoạt động tiếp tế, gây cô lập tiến đến mất khả năng tự vệ của đối phương như trường hợp đã áp dụng với Bãi Cỏ Mây của Philippines.

Khuyến nghị về mặt chính sách: (i) Việc kêu gọi Trung Quốc ngừng xây dựng đảo nhân tạo ở Trường Sa sẽ không có tác dụng. Hoàn thành dự án đảo càng nhanh càng tốt rõ ràng là ưu tiên của chính quyền Bắc Kinh. Tuy nhiên, vẫn còn khả năng giải quyết cho vấn đề này. Vì việc triển khai sức mạnh quân sự của bất kỳ bên tranh chấp nào cũng sẽ nguy hiểm và gây mất ổn định trong khu vực, Mỹ cần tạo điều kiện cho việc thực hiện một thỏa thuận chung nhằm hạn chế triển khai, phát triển hoạt động quân sự của tất cả các bên; (ii) Nguy cơ bất ổn ngày càng tăng từ các đảo nhân tạo của Trung Quốc đã thúc giục các nước, hoặc một nhóm nước thành viên ASEAN có lợi ích gắn kết với an ninh hàng hải tại Biển Đông, xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử (COC) về các biện pháp giảm nguy cơ và cơ chế giải quyết tranh chấp trên biển và rõ ràng, Trung Quốc không mong muốn điều này. Nếu Trung Quốc và cả khối ASEAN chưa sẵn sàng cho việc hoàn thiện và ký kết COC thì một nhóm nước trong ASEAN có cùng lợi ích có thể tiến hành trước và sau đó kêu gọi các nước còn lại tham gia; (iii) Mỹ và một số nước đồng minh nên tiến hành tuần tra hải xung quanh các hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc. Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) quy định rằng các đảo nhân tạo không được xem là “đảo” vì không được hình thành tự nhiên bởi vùng đất bao quanh và nhô lên trên mặt nước khi thủy triều cao. Vì vậy, các đảo nhân tạo không được định danh trong các vùng hàng hải. Kể từ năm 1979, Mỹ đã thực hiện quyền tự do của chương trình định vị bảo vệ quyền lợi hàng hải trên toàn thế giới. Việc tiến hành hoạt động tuần tra như vậy trong quần đảo Trường Sa sẽ là tín hiệu cho Trung Quốc và nước khác các khu vực về việc các tranh chấp phải được giải quyết một cách hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế.

Trí Lê (Theo Nghiên cứu biển đông)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề