Liệu luật pháp quốc tế có giải quyết được biển đông không?

Hành trình tìm kiếm sự giải quyết trong hòa bình những tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông của Philippines với Trung Quốc đã bước vào giai đoạn quan trọng. Sau hơn hai năm miệt mài cố gắng và chuẩn bị kỹ lưỡng, đặc biệt là bộ hồ sơ dài hàng ngàn trang, Manila cuối cùng cũng có cơ hội để thuyết phục hội đồng trọng tài tại The Hague rằng vụ tranh chấp giữa họ và Trung Quốc đáng được để mắt đến.

Mục đích duy nhất của Manila cũng là để khiến Trung Quốc phải biết tôn trọng những cam kết theo hiệp ước hiện hành, chế độ pháp lý quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS. Cả Manila và Bắc Kinh đã từng cùng phê chuẩn công ước này vào năm 1984 (Philippines) và 2006 (Trung Quốc).

Tuy nhiên, Manila cũng đang gặp phải một rào cản quan trọng đó là: dù Tòa án quốc tế có đủ khả năng để mang ra xét xử vụ tranh chấp chủ quyền của Philippines và Trung Quốc thì việc Philippines có khả năng để bảo vệ những luận chứng mà nó đưa ra hay không lại là một chuyện khác nữa. Không chỉ những tranh cãi của Philippines, hay những tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc, mà còn cả sự tín nhiệm và tính khả thi của luật pháp quốc tế trong vai trò một quan tòa để giải quyết những tranh chấp giữa hai quốc gia dường như rất khó thành công. Đây là lý do tại sao cộng đồng quốc tế đang lo lắng khi những thủ tục tố tụng đang diễn ra tại The Hague.

Philippines đã được các quốc gia trên thế giới ca ngợi vì là quốc gia đầu tiên dám đưa Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Mặc dù Trung Quốc luôn từ chối tham gia vào việc tố tụng và cho rằng chủ quyền của họ trên Biển Đông đã được lịch sử chứng minh và là sự thật không thể chối cãi. Phải nói rằng chính quyền Manila đã có một quyết định táo bạo khi trực tiếp công khai thách thức Trung Quốc, mặc dù không phải bằng cách sử dụng vũ lực.

Bắc Kinh biết rằng việc biện minh cho những lập luận về lãnh thổ trên Biển Đông mà nó đưa ra sẽ là rất khó khăn, vì vậy nó tập trung nhắm vào thẩm quyền của Tòa án quốc tế. Trung Quốc cho rằng UNCLOS không có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề liên quan đến chủ quyền. Trung Quốc cũng tuyên bố rằng còn quá sớm để dùng đến quyền trọng tài bắt buộc.

Trên thực tế, mối quan tâm lớn nhất hiện nay là trong khi các hoạt động pháp lý đang từ từ diễn ra thì Trung Quốc đang gấp rút thay đổi kết cấu bề mặt các hòn đảo tranh chấp. Một mối quan tâm cấp bách khác chính là nỗi lo sợ Trung Quốc sẽ thiết lập khu vực phòng không ADIZ của riêng nó trên quần đảo Trường Sa. Nếu Trung Quốc thực sự thiết lập khu vực này thì Bắc Kinh sẽ trở thành bá chủ thống trị trung tâm của con đường cao tốc trên biển của quốc tế.

Sự thật là chúng ta không thể chỉ dựa vào UNCLOS để giải quyết tình trạng tranh chấp này, mà còn cần đến sự hợp tác của các đồng minh và những đối tác trên toàn thế giới, trong đó có Philippines.

Trí Lê (Theo CaliToday, CNN)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề