Hoa Kỳ nói rằng IS bán dầu mỏ cho chính quyền Syria và Thổ Nhĩ Kỳ

Reuters – Nhà nước Hồi giáo đã thực hiện các giao dịch bán dầu trị giá 500 triệu USD với một khối lượng lớn bán cho chính phủ Tổng thống Syria Bashar al-Assad và một số tìm đường tới Thổ Nhĩ Kỳ, một quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Mỹ hôm qua cho biết.

Tổ chức Nhà nước Hồi giáo chủ yếu sống dựa  vào nguồn dầu mỏ. Ông Adam Szubin, quyền trợ lý Bộ trưởng Tài chính Mỹ về lĩnh vực khủng bố và tình báo tài chính hôm qua đã trình bày tại Viện Chatham hoàng gia Anh  rằng mỗi tháng IS thu được 40 triệu USD từ tiền bán dầu.

“Isil đang bán rất nhiều dầu cho chế độ Assad. Cả hai bên đang cố gắng để tiêu diệt nhau nhưng họ vẫn tham gia vào các giao dịch dầu mỏ lên đến hàng triệu đô la”, ông Szubin nói về chính phủ Assad và Nhà nước Hồi giáo, cũng được biết đến như ISIS hoặc Isil. Số lượng dầu còn lại được IS dùng tại các vùng mà tổ chức này kiểm soát, một số khác được bán cho khu vực người Kurd hoặc Thổ Nhĩ Kỳ.

“Một số được đưa qua  biên giới sang Thổ Nhĩ Kỳ”.

Ông Szubin không rõ số tiền 40 triệu USD mỗi tháng có được nhân lên theo từng năm hay không. Tuy nhiên, ông nói rằng IS đã kiếm hơn 500 triệu USD từ việc bán dầu.

Sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Nga vào tháng trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng theo tin tình báo một lượng lớn dầu mỏ và các sản phẩm xăng dầu đang được đưa từ lãnh thổ IS kiểm soát sang Thổ Nhĩ Kỳ. Con trai Tổng thống Tayyip Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ cũng bị cáo buộc nằm trong đường dây này. Tuy nhiên phía Thổ Nhĩ Kỳ đã bác bỏ cáo buộc con trai Tổng thống đã tham gia.

Ông Szubin cho rằng tốt nhất là Thổ Nhĩ Kỳ nên đóng cửa biên giới để ngăn chặn dòng dầu lậu của IS, giúp tăng cường áp lực lên IS. Trong nỗ lực ngăn chặn nguồn tài chính của IS, Mỹ đã làm việc với Iraq để đóng cửa hàng chục ngân hàng nằm trong lãnh thổ của tổ chức này. Mặc dù IS đã lấy được đến 1 tỉ USD từ kho bạc của các ngân hàng ở Syria và Iraq, nhưng ông Szubin cho rằng kinh doanh dầu mỏ mới là nguồn thu chính của tổ chức này.

Szubin cũng trấn an những lo ngại về phản ứng của Mỹ trước sự bùng nổ trong thương mại với Iran khi phương Tây tháo dỡ lệnh trừng phạt. Nhiều công ty phương Tây kể cả châu Âu vẫn lo ngại về việc hợp tác với Iran vì họ sợ vô ý phá vỡ lệnh trừng phạt sẽ đối mặt với khoản tiền phạt hoặc bị loại khỏi hệ thống tài chính Mỹ. Szubin bảo đảm sẽ có một thỏa thuận tối ưu ban đầu trong sự thận trọng và thực hiện từng bước của các Ngân hàng Quốc tế.

Hồi năm 2014, Hoa Kỳ đã áp đặt số tiền phạt kỷ lục lên đến 9 tỷ USD đối với Ngân hàng BNP Paribas (BNPP.PA) của Pháp  vì đã vi phạm lệnh trừng phạt đối với Sudan, Cuba và Iran.

Tuy ông Szubin không đề cập đến ngân hàng nào nhưng ám chỉ đến một số Ngân hàng đã có một số “ứng xử rất xấu” xảy ra trong hệ thống ngân hàng phương Tây giữa những năm 2000 trở về trước.

“Đó là những hành vi vi phạm trong năm 2007, 2008… chúng tôi đã chứng kiến các ngân hàng có uy tín của châu Âu làm điều này trong gần một thập kỷ nay.”

Ông cho hay nếu nếu các ngân hàng trung thực, hành động chính xác  và có những thanh toán ngẫu nhiên thì hệ thống thanh toán của Mỹ sẽ không lưu ý cũng như xem xét các hình phạt trong các trường hợp này ngoại trừ những giao dịch khổng lồ.

Szubin nhấn mạnh một khi lệnh trừng phạt toàn cầu đã được dỡ bỏ, tất cả các công ty Hoa Kỳ sẽ được đầu tư vào Iran và thương mại dầu mỏ với Iran, mặc dù kèm theo những chế tài trừng phạt vẫn còn áp dụng  cho việc Iran đã ủng hộ chủ nghĩa khủng bố.

Đức Dũng


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề