“Giáng sinh vui vẻ” của ông Putin

Giáng sinh đang đến gần và Tổng thống Putin đang gặp rắc rối với nhiều vấn đề cần giải quyết trong suốt 1 năm qua. Liệu những rắc rối này có thật sự nghiêm trọng và đâu là mối quan tâm nhất của ngài tổng thống Nga hiện nay?

Hạnh phúc luôn luôn ngắn ngủi. Trong khoảng thời gian Nga sát nhập Crimea vào tháng 2/2014, có thể hiểu được nếu Tổng thống Nga Vladimir Putin nghĩ rằng mình đang có một chiến thắng trọng đại. Ông Putin đã “qua mặt” các nước Châu Âu, vốn chú trọng né tránh các cuộc xung đột hơn là đương đầu với nó, và gợi nhớ lại những ký ức lịch sử đầy giận dữ và phẫn uất của thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh. Tỷ lệ ủng hộ ông Putin đã lên mức 88%.

Hiện tại, nửa năm sau thời điểm trên, sự hưng phấn đã bị thay thế bởi hoảng loạn. Ngày 20/12, trong vòng 48 giờ, đồng Rúp đã mất giá hơn 10% so với đồng USD, nâng tổng giá trị sụt giảm lên 50% tính từ đầu năm nay, trở thành đồng tiền mất giá mạnh nhất trên thế giới. Việc nâng lãi suất bất ngờ và tuyệt vọng của Ngân hàng Trung ương Nga (BoR) lên 17% chỉ làm tăng tốc sự sụp đổ. Kinh tế Nga được dự đoán chỉ tăng trưởng 5% trong năm 2015 nếu giá dầu vẫn thấp như hiện tại.

Ông Putin đang “đánh bạc” khi cho rằng mình có thể đứng vững trước các cuộc công kích về kinh tế gây ra bởi các chính sách đối ngoại, cố gắng kéo dài thời gian nhằm gây rối loạn cho các nước Phương Tây và có những động thái vừa đủ để xoa dịu thị trường thế giới. Đây là một “canh bạc” mà ông Putin vốn đã thua.

Ở khía cạnh chính trị, khủng hoảng tài chính Nga đã phủ bóng mờ lên hình ảnh kiên cường của ông Putin. Cách đây không lâu, một câu chuyện hài đã được lưu hành quanh Mátxcơva về việc đồng Rúp, giá dầu và ông Putin sẽ cùng vượt qua con số 60 trong năm tới.

Sự thật đã xảy ra đúng như vậy khi Tổng thống Nga Putin 62 tuổi phải nhìn giá dầu giảm xuống quá 62 USD/thùng và đồng Rúp được giao dịch hơn 65 Rúp/USD.

Bất chấp việc ông Putin vượt qua cuộc khủng hoảng này dựa trên những động thái mạnh mẽ nhờ vào tỷ lệ ủng hộ cao hay loại trừ những dấu hiệu bất đồng chính kiến tại bất cứ đâu nó có thể xuất hiên, thì những mối đe dọa đến nền tảng cấu trúc chính trị của ông Putin sẽ buộc ngài tổng thống phải thay đổi hoặc từ bỏ các chính sách hiện nay.

Tại sao cuộc khủng hoảng hiện nay lại tác động mạnh hơn so với những gì ông Putin tưởng tượng? Bởi vì ngài tổng thống đã không gặp may khi giá dầu thế giới giảm mạnh. Trong 4 tháng qua, giá dầu Brent đã giảm 40% từ 115 USD/thùng xuống dưới 65 USD/thùng. Các chuyên gia cố vấn tại điện Kremlin cho rằng đây là một âm mưu dẫn đầu bởi Mỹ và Ả Rập Xê Út nhằm làm suy sụp nền kinh tế Nga và đưa đất nước này đến tình trạng sụp đổ. Tuy nhiên, sự thật có thể chỉ là Ả Rập Xê Út và các nước vùng Vịnh muốn giữ vững thị phần ngay cả với mức giá thấp nhằm loại bỏ các nhà sản xuất dầu mỏ đá phiến của Mỹ.

Một sự biến động mạnh về giá dầu không thể ảnh hưởng nhiều đến Nga khi quốc gia này đã tích lũy được một lượng dự trữ ngoại tệ trị giá 400 tỷ USD trong 15 năm qua để có thể sử dụng trong những trường hợp như hiện nay. Nước Nga đã từng vượt qua được cuộc khủng hoảng năm 2008-2009 một phần nhờ lượng dự trữ ngoại hối khổng lồ. Tuy nhiên, trường hợp lần này đã khác khi có thêm các lệnh trừng phạt. Chỉ một vài tháng sau khi Mỹ và các nước Phương Tây áp dụng những lệnh trừng phạt lên các cá nhân, công ty, một số ngành kinh tế, đặc biệt là ngành ngân hàng và dầu mỏ, thì tác động của những biện pháp này đã vượt ra khỏi dự đoán của các nhà hoạch định chính sách Nga.

e22or52026301

Thị trường vốn quốc tế đã đóng cửa đối với các công ty Nga, đây là một vấn đề nghiêm trọng khi nước này hiện có 700 tỷ USD nợ nước ngoài. Do các lệnh trừng phạt và sự thoái vốn của các nhà đầu tư nước ngoài, các công ty Nga không thể mở rộng hoặc đảo nợ bằng cách đi vay. Khi các khoản nợ đến hạn thì các công ty Nga phải trả nợ bằng đồng USD và điều này đã gia tăng đà giảm của đồng Rúp vì những công ty này phải bán đồng Rúp để mua USD trả nợ. Theo nhiều dự đoán, Nga đã phải chi 125 tỷ USD để trả cho các khoản nợ nước ngoài đến hạn.

Sự kết hợp giữa giá dầu giảm và đồng Rúp mất giá đã làm suy yếu nền tài chính nước Nga trong bối cảnh các khoản thu ngân sách đang bị thâm hụt. Chính quyền Kremlin sẽ để một số công ty vỡ nợ nhưng chắc chắn sẽ không mặc kệ tất cả các công ty và điều này sẽ khiến chính phủ Nga tốn một khoản tiền rất lớn trong lượng dự trữ ngoại hối. Hơn nữa, việc thực hiện chính sách tiền tệ hợp lý là điều không thể khi có những động thái thiên vị của chính phủ.

Ngày 15/12/2014, Giám đốc Igor Sechin của tập đoàn Rosneft, vốn từng là trợ lý cho ông Putin, đã vay 625 tỷ Rúp để dùng chi trả cho các khoản nợ lớn. Động thái này đã làm ảnh hưởng đến uy tín của BoR cho nguyên tắc độc lập và trong tình hình khủng hoảng thì danh tiếng có tầm quan trọng hơn là tiền bạc. Thông tin này đã làm gia tăng đà giảm giá của đồng Rúp.

Trong ngắn hạn, ông Putin cũng đạt được một số lợi ích chính trị từ các lệnh trừng phạt của Phương Tây. Khi các nhà đầu tư nước ngoài thoái vốn, chính phủ là nơi duy nhất có thể giúp các công ty trả các khoản nợ. Do đó các công ty này sẽ phải dựa dẫm vào ông Putin nhiều hơn và sẽ làm bất cứ điều gì để chứng minh lòng trung thành với ngài tổng thống.

Khi đồng Rúp mất giá, những công ty thu nhập bằng đồng Rúp như ngân hàng, các nhà bán lẻ, các công ty cỡ nhỏ và vừa sẽ chịu thiệt trong khi những công ty thu nhập bằng đồng USD như sản xuất năng lượng và khai thác dầu mỏ sẽ ngày càng phát triển.

Những tập đoàn lớn thường là những công ty đủ khả năng vượt qua tình hình hiện nay và thường là những công ty quốc doanh trong ngành dầu mỏ, khí đốt, luyện kim, còn những công ty tư nhân sẽ bị suy yếu cả về kinh tế lẫn tiếng nói chính trị.

Tuy nhiên, đồng Rúp mất giá cũng đem lại nhiều khó khăn cho ông Putin khi lạm phát dự kiến đạt 9% trong năm nay và 10% trong năm 2015. Theo nhà bán lẻ điện thoại di động và thiết bị điện tử Euroset, họ sẽ sớm tăng giá các sản phẩm của cửa hàng lên 30%-50%.

Khi ông Putin lên cầm quyền, ông đã hứa hẹn trao cho người dân quyền tự do chính trị và đem lại lợi ích cho người tiêu dùng, quả thật người Nga đã được hưởng 1 thập kỷ cho sự mua sắm và du lịch. Vì vậy, cuộc khủng hoảng hiện nay khác với năm 1998 khi thu nhập còn thấp và người dân Nga chưa phụ thuộc nhiều vào sản phẩm nhập khẩu, do đó ông Putin hiện sẽ khó khăn hơn khi thuyết phục người dân Nga chấp nhận điều kiện thiếu thốn vật chất.

Ngân sách của Nga hiện nay có một nửa doanh thu từ bán dầu bằng USD nhưng lại sử dụng đồng Rúp trong giao dịch nội địa. Nếu giá dầu giảm nhưng thua lỗ của các công ty xuất khẩu dầu được bù lại khi đổi Rúp ra USD do đồng Rúp giảm giá so với USD thì tình hình kinh tế vẫn ổn định, và người dân Nga vẫn sẽ không bị ảnh hưởng nhiều nếu họ chỉ tiêu dùng hàng nội địa. Vấn đề nằm ở chỗ lạm phát hiện đang quá cao. Hiện nay, chính phủ Nga đang hoãn trả lương cho những người lao động thuộc nhà nước và ông Putin sẽ sớm gặp thêm khó khăn nếu tình hình còn tiếp tục như vậy.

Khi đồng Rúp giảm giá, ông Putin lập luận rằng các công ty Nga sẽ được hưởng lợi do hàng nhập khẩu quá đắt. Tuy nhiên, nền kinh tế Nga vốn đã yếu kém từ trước khi cuộc khủng hoảng dầu mỏ và các lệnh trừng phạt diễn ra. Cuối năm 2011, năng lực sản xuất trong nước của Nga là rất nhỏ, do đó lợi nhuận vốn đã suy giảm từ xuất khẩu dầu không thể hỗ trợ việc cung cấp hàng hóa cho người tiêu dùng. Điều này khiến cuộc khủng hoảng hiện nay nguy hiểm hơn năm 1998, khi giá dầu tăng trở lại vào năm 1999 và hỗ trợ việc sản xuất tăng lên nhanh chóng.

Điều mà nền kinh tế Nga cần hiện nay là các khoản đầu tư mới để tăng năng lực sản xuất, một điều không khả thi trong bối cảnh cấm vận và giá dầu giảm hiện nay. Tổng thống Putin hiên không có nhiều lựa chọn, tiếp tục thả nổi đồng Rúp để chống đỡ nền kinh tế hoặc ổn định lại tình hình bằng cách thay đổi các chính sách của mình, mặc dù điều này quá muộn. Theo chuyên gia Alexander Kliment của Eurasia Group, thị trường đang”mất niềm tin vào nước Nga” và điều này không thể đơn giản giải quyết chỉ bằng tăng lãi suất hay thậm chí phục hồi lại giá dầu.

Hiện tại, Tổng thống Putin đang phải sử dụng tất cả sức mạnh của bộ máy tuyên truyền nhà nước để thuyết phục người dân Nga rằng sự khủng hoảng trong nền kinh tế Nga hiện nay không phải do những quyết sách của ngài tổng thống mà là do âm mưu của Phương Tây.

Trong một bài phát biểu tháng 12/2014, ông Putin tuyên bố rằng nếu không có sự kiện tại Ucraina thì các nước Phương Tây cũng sẽ tìm cách khác để ngăn cản sự phát triển của Nga. Ngài tổng thống đã so sánh các nước Phương Tây với lãnh đạo Đức Quốc Xã Hitler, người đã từng ”có ý định tiêu diệt Nga và ngăn chặn chúng ta ở ngoài dãy núi Urals”.

Cuối cùng, Tổng thống Putin cũng nhận ra mối nguy hiểm đối với chính quyền của ông không phải đến từ bên ngoài mà là từ chính bên trong chính quyền. Một cuộc đảo chính hòa bình có thể thay thế ông Putin với một gương mặt chính trị ưu tú hơn và điều này có khả năng xảy ra hơn là những cuộc biểu tình và người lãnh đạo biểu tình lên nắm quyền như hồi năm 1991. Hiển nhiên là Tổng thống Putin đã nhận ra điều đó và ông đang tích cực liên kết các đồng minh nhằm củng cố vị thế của mình. Những doanh nhân có mối liên hệ mật thiết với ngài tổng thống như Arkady Rotenberg hay Gennady Timchenko đã nhận được nhiều hợp đồng với chính phủ trong năm nay hơn năm ngoái.

Tổng thống Putin thích khơi gợi lại thời kỳ gian khổ và hy sinh của nước Nga, nhắc đi nhắc lại về sự anh hùng và những hy sinh cần thiết cho chiến thắng của Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nhưng thời thế đã thay đổi với những giá trị và khả năng chịu đựng gian khổ không còn như trước đây. Theo khảo sát của chuyên gia Lev Gudkov tại Trung tâm Levada Center, chỉ có 6% người Nga đồng ý cắt giảm thu nhập cá nhân vì chính sách của Nga tại Ucraina, 30% người Nga đồng ý sử dụng quân sự tại Ucraina so với con số đã khảo sát 74% vào mùa xuân năm nay.

Chính phủ Kremlin có thể không quan tâm tới dư luận Phương Tây hoặc các cuộc khảo sát ý kiến, nhưng họ phần nào có quan tâm đến đa số người dân Nga và cuộc khủng hoảng tài chính đang tạo sức ép lên ông Putin. Tổng thống Putin có thể đã cảm thấy sự mất kiểm soát trong tình hình tại Ucraina.

Khi ngoại trưởng Nga phát biểu rằng các vùng ly khai miền đông Ucraina vẫn thuộc kiểm soát của chính phủ Kiev đồng thời cho rằng Nga có thể sẽ trú đóng một phần kho vũ khí hạt nhân tại bán đảo Crimea thì rõ ràng là những áp lực kinh tế lên ông Putin đã tạo ra sự hòa giải một cách cứng rắn.

Trong cuốn tự truyện năm 2000, Putin đã viết về chuyện đuổi theo một con chuột tại căn hộ thời thơ ấu ở thành phố St.Petersburg. Khi ngài tổng thống dồn được con chuột vào góc tường thì “nó cắn phá xung quanh và đột ngột lao vào tôi”. Tổng thống Putin kết luận rằng, đây là một bài học hữu ích cho tất cả những ai hiểu ý nghĩa của câu chuyện.


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề