Đại gia Việt siêu giàu trong cuộc đua giành “miếng bánh” hàng không

Hàng loạt đại gia siêu giàu của Việt Nam chuyển hướng sang đầu tư ngành hàng không. Có vẻ như nông nghiệp, cảng biển, hàng không hiện đang được coi là mảnh đất màu mỡ để các đại gia đổ tài sản vào nhằm sinh lợi.

Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng từng bày tỏ nguyện vọng được nhượng quyền khai thác sân bay Phú Quốc.

Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng từng bày tỏ nguyện vọng được nhượng quyền khai thác sân bay Phú Quốc. Kế hoạch này khiến dư luận cho rằng tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang bước đầu lấn sân sang lĩnh vực hàng không.

Tập đoàn Vingroup đã trở thành thương hiệu đa ngành lớn mạnh trong nền kinh tế Việt Nam. Đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản, tập đoàn này đã liên tục có những công trình lớn mang tầm cỡ quốc tế như Times City, Royal City, biệt thự Vinhomes Riverside hay sắp tới đây là chung cư Vinhomes Nguyễn Chí Thanh. Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch hội đồng quản trị VinGroup chính là người đã góp phần lớn nhất tạo nên một thương hiệu lớn mạnh hàng đầu trong nền kinh tế Việt Nam.

Theo Forbes, ông Phạm Nhật Vượng là tỷ phú USD duy nhất của Việt Nam năm 2015, với khối tài sản 1,7 tỷ USD, tăng so với mức 1,6 tỷ USD của năm ngoái. Năm nay là năm thứ ba liên tiếp ông Vượng có tên trong danh sách này.

Với khối tài sản này trong tay, ông Phạm Nhật Vượng hiện là người giàu thứ 1.118 trên thế giới, so với vị trí 1.092 của năm ngoái. Đây là lần thứ 3 liên tiếp ông Phạm Nhật Vượng lọt vào danh sách tỷ phú thế giới.

Vingroup dưới sự điều hành của tỷ phú đôla Phạm Nhật Vượng luôn nằm trong top 5 các công ty niêm yết có vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam với giá trị ước tính khoảng 3,4 tỷ USD.

Tập đoàn Sun Group của đại gia Lê Viết Lam

Tập đoàn Sun Group của đại gia Lê Viết Lam muốn đầu tư gần 7.500 tỷ đồng để xây dựng sân bay Quảng Ninh.

Tập đoàn Sun Group của đại gia Lê Viết Lam muốn đầu tư gần 7.500 tỷ đồng để xây dựng sân bay Quảng Ninh.

Tập đoàn Sun Group cũng đã có văn bản chính thức gửi UBND tỉnh Quảng Ninh đề xuất được tham gia đầu tư xây dựng sân bay Quảng Ninh theo hình thức đầu tư BOT. Trước đó, dự án Cảng hàng không Quảng Ninh (sân bay Quảng Ninh) được tỉnh phê duyệt đầu tư theo hình thức BOT, với tổng mức đầu tư gần 7.500 tỷ đồng. Vị trí xây dựng sân bay Quảng Ninh thuộc xã Đoàn Kết, thuộc Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

Nói đến Sun Group, dù là một tập đoàn khá non trẻ nhưng đã được biết đến ở Việt Nam. DN này thành lập năm 2007, hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, BĐS và du lịch nghỉ dưỡng.

Xuất phát từ Đông Âu, ngay sau khi về Việt Nam, Sun Group đã nổi như cồn với hàng loạt các dự án khủng. Tất cả các dự án mà tập đoàn đều cho thấy ông chủ của nó đều muốn ghi dấu ấn nhất Việt Nam, thậm chí khu vực. Tuy nhiên, ông chủ, doanh nhân trẻ tuổi Lê Viết Lam, người đứng sau tập đoàn này lại rất hiếm khi được nhắc tới như một phong cách thường thấy ở nhóm các doanh nhân khởi nghiệp từ Đông Âu rồi mang tiền về Việt Nam đầu tư.

Sinh sau đẻ muộn nhưng Sungroup đã có vị thế rất đáng nể với các dự án Cáp treo Bà Nà; Novotel Da Nang Priemier – khách sạn cao nhất miền Trung với 37 tầng; khu nghỉ dưỡng InterContinental Danang Sun Peninsula Resort bán đảo Sơn Trà; Làng Pháp tại Bà Nà Hills; The Sun Villas… Với 20 đơn vị thành viên, hơn 1.500 cán bộ nhân viên, Sun Group hiện diện ở cả 3 miền Bắc – Trung – Nam, trong đó đang hoạt động mạnh nhất là ở Đà Nẵng với thương hiệu nổi tiếng Bà Nà Hills. Với hệ thống cáp treo lên đỉnh Fansipan – có độ cao 3.143 mét, Sun Group đã tự tạo nên bước đột phá mới cho chính mình.

Ông Lê Viết Lam (1969) đã có một thời gian dài hoạt động nổi bật ở thị trường Đông Âu, tại Ukraine cùng với ông Phạm Nhật Vượng – người Việt đầu tiên lọt vào danh sách tỷ phú đôla của Forbes. Sau chương trình đạo tạo của Nhà nước tại Nga hồi đầu những năm 90, ông Lê Viết Lam đã cùng một số người bạn thành lập một nhà máy chế biến mì ăn liền thương hiệu Mivina. Hai doanh nhân Lam – Vượng đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Ukraine.

Bên cạnh đó, ông Lam còn từng được nhắc đến với các chức vụ như Chủ tịch hội doanh nhân Việt Nam tại Ukraine. Đặc biệt, ông là lãnh đạo Future Generation – một trong những tập đoàn lớn nhất của người Việt Nam ở nước ngoài.
Cũng như các doanh nhân “gốc Đông Âu” khác như Phạm Nhật Vượng, Đặng Khắc Vỹ, Nguyễn Đăng Quang, Hồ Hùng Anh, Ngô Chí Dũng, Nguyễn Cảnh Sơn, ông Lê Viết Lam đã quyết định trở về đầu tư tại Việt Nam sau khi đã rất thành công ở xứ người.

Thay vì chọn Hà Nội, TP.HCM như các đồng nghiệp khác, đại gia xứ Thanh này đã chọn Đà Nẵng để chính thức mở rộng các hoạt động đầu tư tại quê nhà. Quyết định bỏ hàng nghìn tỷ đồng khởi công xây dựng hệ thống cáp treo với hàng loạt các kỷ lục tầm vóc thế giới lên Nóc nhà Đông Dương – Fansipan cùng hàng loạt các dự án BĐS cho thấy sự chuyển hướng về quê mạnh mẽ của đại gia này.

Nhưng cáp treo không phải là lĩnh vực duy nhất của đại gia Lê Viết Lam. Trước khi đổ 4.400 tỉ vào dự án Cáp treo Mường Hoa – Fansipan, Lê Viết Lam là ông chủ của hàng loạt dự án bất động sản lớn như The French Village tọa lạc trên diện tích 6 ha tại Bà Nà Hill với tổng vốn đầu tư khoảng 70 triệu USD; The Sun Villas bao gồm 118 biệt thự có thiết kế hiện đại, sang trọng với tổng nguồn vốn 65 triệu USD; InterContinental Danang Resort – khu nghỉ dưỡng 197 phòng tại bãi Bắc bán đảo Sơn Trà; Novotel Danang Premier Han River, tòa nhà cao nhất miền Trung…

Tập đoàn T&T của bầu Hiển

Liên tục đặt vấn đề được khai thác nhiều tài sản lớn của Nhà nước ở lĩnh vực hàng không, Tổng giám đốc Tập đoàn T&T Đỗ Quang Hiển (bầu Hiển) thể hiện quyết tâm muốn chia phần “miếng bánh” hàng không tại Việt Nam.)

Mới đây nhất, Tổng giám đốc Tập đoàn T&T Đỗ Quang Hiển đã đề xuất hai phương án mua toàn bộ Cảng hàng không Phú Quốc hoặc nhận chuyển nhượng quyền khai thác có kế thừa lao động. Tập đoàn này cam kết với Bộ GTVT sẽ tiếp tục đầu tư nâng cấp Cảng hàng không Phú Quốc và không tiến hành chuyển nhượng trong vòng 5 năm.

Trước đó, hồi tháng 8/2014, Tập đoàn T&T cũng gửi văn bản tới Bộ GTVT đề nghị được nhận chuyển nhượng 100% vốn cổ phần nhà nước tại Cảng hàng không Quảng Ninh.

Ông Đỗ Quang Hiển là một doanh nhân khá nổi danh chủ yếu với những việc đầu tư vào bóng đá. Sau đó, người ta bắt đầu biết đến ông ở vai trò Chủ tịch Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB).

Được biết, bầu Hiển ngoài chức vụ Chủ tịch của SHB, ông còn làm lãnh đạo ở các công ty, doanh nghiệp khác như: Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn T&T, Chủ tịch HĐQT SHF, SHS và một số công ty khác như: Công ty CP Phát triển đô thị và khu công nghiệp SHB (SHB Land), Công ty bảo hiểm SHB – Vinacomin (SVIC), Công ty CP T&T Đà Nẵng, Công ty CP Thủy sản Bình An (Bianfishco)…

Ngoài ra, ông Đỗ Quang Hiển còn là chủ của đội bóng SHB Đà Nẵng, Chủ tịch hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội, Uỷ Viên mặt trận tổ quốc Việt Nam…

Tập đoàn Rạng Đông của đại gia Nguyễn Văn Đông

 Đại gia Nguyễn Văn Đông, ông chủ Tập đoàn Rạng Đôg đầu tư 1.000 tỷ xây sân bay Phan Thiết.

Đại gia Nguyễn Văn Đông, ông chủ Tập đoàn Rạng Đôg đầu tư 1.000 tỷ xây sân bay Phan Thiết.

Dư luận bắt đầu tò mò về ông chủ của Tập đoàn Rạng Đông khi hay tin tập đoàn này có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Thuận xin được đầu tư hạng mục hàng không dân dụng tại dự án Sân bay Phan Thiết với tổng vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng theo hình thức BOT vào giữa năm 2013.

Mặc cho dư luận đồn đoán và nghi ngại, lễ khởi công xây dựng Sân bay Phan Thiết đã diễn ra trong hy vọng của người dân Bình Thuận về một chặng đường mới. Người bí ẩn với truyền thông trần tình trước những vặn vẹo về lời lãi của dự án rằng, người làm chính trị chưa hẳn vì muốn nổi tiếng mà vì đam mê, người kinh doanh đâu phải lúc nào cũng nghĩ cái lợi trước mắt…

Ông Đông nói, có 2 lý do khiến ông quyết định bỏ tiền đầu tư sân bay. Thứ nhất là trách nhiệm xã hội, bởi đây là mong mỏi của nhân dân và chính quyền tỉnh Bình Thuận, mảnh đất là đất lành cho Rạng Đông trưởng thành, lớn mạnh như ngày nay. Sân bay Phan Thiết hình thành sẽ tạo sức bật mới cho kinh tế tỉnh Bình Thuận.

Thứ hai, dự án sân bay không mang lại hiệu quả ngay, nhưng sẽ tạo sức lan tỏa tới nhiều dự án khác của doanh nghiệp do ông làm chủ trên địa bàn như Sealink City, sân golf Sea Links… “Sân bay sẽ tác động nhanh, gián tiếp đẩy giá trị các khoản đầu tư các dự án đó tăng lên. Chúng tôi sẽ lấy giá trị gia tăng đó bù cho dự án sân bay để đảm bảo bài toán cân đối tổng thể”, ông Đông phân tích.

Với diện tích 543 ha, dự án sân bay Phan Thiết có nhiều hạng mục, trong đó, nhà ga hàng không dân dụng, công suất tối đa 300 hành khách mỗi giờ cao điểm do Rạng Đông đầu tư với tổng mức đầu tư khoảng 1.600 tỷ đồng. Tập đoàn đảm trách xây dựng các công trình như đường lăn nối vào sân đỗ máy bay, sân đỗ máy bay dân dụng, sân đỗ trực thăng, nhà ga hành khách, đài kiểm soát không lưu… dự án dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2018.

Với suất đầu tư lớn của dự án, ông Đông phân tích, doanh nghiệp sẽ dùng một phần vốn vay, nhưng với nguyên tắc là tỷ lệ vốn vay thấp nhất. Rạng Đông sẽ huy động tổng nguồn lực để đạt tỷ lệ trên 50% là vốn tự có. “Tập đoàn sẽ điều tiết lợi nhuận trong 2 hoặc 3 năm từ các công ty thành viên để đầu tư dự án. Rạng Đông đã có cuộc họp cấp cao để thống nhất ý chí và nhận thức chính trị trong việc đầu tư này”, ông chủ tịch Tập đoàn Rạng Đông cho biết.

Hiện tại, những khó khăn nằm nhiều hơn ở tính pháp lý của dự án, vì đây là lần đầu tiên có dự án BOT trong lĩnh vực đầu tư sân bay. Các thủ tục cơ bản được thực hiện trước khi khởi công, để sau đó Rạng Đông tiếp tục hoàn thiện đồng thời một lần.

“Dù đây là dự án đặc thù, nhưng Rạng Đông chưa có đề xuất xin cơ chế ưu đãi đặc biệt cho nhà đầu tư. Cơ chế đặc thù, nếu có, thì phải do Chính phủ quyết định và không phải dễ dàng. Chúng tôi đang tiếp tục xem xét, vì đây là lĩnh vực đầu tư mới, cần có thời gian nghiên cứu để đề xuất”, ông Đông chia sẻ.

Đời Sống Pháp Luật


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề