Chuyện đi kiện của người Việt tại Đức

Đức là một nhà nước pháp quyền. Tư pháp là một trong tam quyền phân lập của nhà nước Đức, bao gồm Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp. Ai cũng có quyền kiện hoặc kháng cáo ra tòa để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình

Nhiều người Việt ở Đức vì vậy cũng tập tọng thi nhau đi kiện, kể cả vì những việc chẳng bõ bèn gì. Không biết các quan tòa Đức nghĩ thế nào về các vụ kiện như vậy? Có những người như nghiện… đi kiện.

Nếu cụ Nguyễn Công Hoan còn sống chắc cụ có khối đề tài hay để viết về cái sự kiện tụng ra tòa của người Việt ở Đức. Nhưng những nhân vật hiện nay không phải là anh Pha, chị Dậu mù chữ, khố rách, áo ôm của thời các cụ Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, mà là những người có bằng cấp, có chức danh này, nọ to lắm…

Ở nước Đức có nền kinh tế thị trường xã hội này, việc công ty được lập ra rồi làm ăn thua lỗ, chẳng may bị phá sản cũng là chuyện thường tình. Trong một xã hội tự do báo chí thì việc đưa tin một công ty bị phá sản, dựa trên đăng ký tại tòa án cũng không phải là điều cấm kỵ. Nếu trót nói nhầm tên thì phải đính chính lại, thế là xong.

Thế mà có người cứ cố tình đi kiện để rồi cuối cùng cả hai bên nguyên đơn và bị đơn đều phải bỏ tiền ra để “nuôi” luật sư và tòa án.

Không những thế, Tòa án còn yêu cầu nêu đích danh tên người làm giám đốc điều hành công ty đã bị phá sản, một điều mà chắc người chủ mưu vụ kiện này cũng chẳng thích thú gì.

Việc bên bị kiện phải trả 60% án phí, trong khi bên nguyên đơn ”chỉ” phải trả 40% án phí chắc sẽ là lý do để bên nguyên hả hê, đắc thắng.

Tư duy này đã được Thoibao.de đề cập tới trong bài “Thói đố kỵ của người Việt ở Đức” đăng trước đây, theo đó, một người Việt Nam đã xin vị thần cho mình được mù một mắt để người hàng xóm của anh ta bị mù cả hai mắt, chứ nhất quyết không chịu để mình chỉ được lợi một, trong khi anh hàng xóm được lợi hai.

Bản phân giải của Tòa án Lichtenberg ngày 7/4/2015 đã ghi rất rõ sự việc. Bản quyết định tạm thời của tòa án ngày 17/3/15 không còn giá trị và yêu cầu bên nguyên đơn ( bên đi kiện ) phải lập tức dỡ bỏ bản sao quyết định tạm thời khỏi mạng Internet.

Bản phân giải của Tòa án Lichtenberg ngày 7/4/2015 đã ghi rất rõ sự việc. Bản quyết định tạm thời của tòa án ngày 17/3/15 không còn giá trị và yêu cầu bên nguyên đơn ( bên đi kiện ) phải lập tức dỡ bỏ bản sao quyết định tạm thời khỏi mạng Internet.

Bản dịch sang tiếng Việt phân giải của Tòa án Đức ngày 7/4/15 (Dịch công chứng tại Đức) .

Bản dịch sang tiếng Việt phân giải của Tòa án Đức ngày 7/4/15 (Dịch công chứng tại Đức) .

Tòa án Amtsgerichts Lichtenberg Berlin CHLB Đức,nơi đã đưa ra phân giải cuối cùng vào ngày 7/4/15 ( số: 6C 115/15) về bài báo  ``Thăng trầm chợ người Việt tại Berlin``

Tòa án Amtsgerichts Lichtenberg Berlin CHLB Đức,nơi đã đưa ra phân giải cuối cùng vào ngày 7/4/15 ( số: 6C 115/15) về bài báo “Thăng trầm chợ người Việt tại Berlin“

Thời báo.de


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề