Ngày 1/1, Đại sứ Việt Nam tại Đức Đoàn Xuân Hưng cùng một số cán bộ Đại sứ quán đã tới thăm, chúc Tết một số hội đoàn của bà con người Việt tại Đức nhân dịp đầu Năm mới 2016. Tại Chùa Phổ Đà ở Berlin, Đại sứ Đoàn Xuân Hưng đã tới dâng hương, cầu cho quốc thái, dân an. Tại đây, Đại sứ đã chúc Tết và ân cần thăm hỏi Đại đức Thích Pháp Nhẫn, trụ trì chùa...
Nhiều người như tôi sang Đức từ thời Đông Đức đến nay cũng đã trên dưới 35 năm, người sang muộn hơn thì cũng đã trên dưới 25 năm. Những người sang sau khi nước Đức thống nhất thì thời gian dài ngắn khác nhau. Nhưng tôi nghĩ dù là sang đây đi học hay sang Đức lao động hay vì một lý do nào khác, phần lớn chúng ta đều có một mong muốn khi quyết định rời xa gia đình, người...
Xuất hiện tại Hội thảo Vai trò của doanh nghiệp trong nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong hội nhập quốc tế với vai trò là tân Giám đốc điều hành Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), ông Philipp Roesler đã bày tỏ quan điểm, Việt Nam đang có trong tay những điều kiện thuận lợi nhất để cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia. “Điểm mạnh cơ bản của Việt Nam là thế hệ trẻ. Các...
Trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, các phương tiện thông tin hiện đại như mạng Internet, SMS, Viber, các trang mạng xã hội như facebook, blog, twitter… có thể truyền tải các tin tức nhanh nhất tới mọi ngóc ngách trên thế giới, biến thế giới thành một cái làng toàn cầu… Vậy mà trong cộng đồng người Việt ở Đức vẫn còn có một phương tiện thông tin được ưa thích và lan truyền...
Đức là một nhà nước pháp quyền. Tư pháp là một trong tam quyền phân lập của nhà nước Đức, bao gồm Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp. Ai cũng có quyền kiện hoặc kháng cáo ra tòa để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình Nhiều người Việt ở Đức vì vậy cũng tập tọng thi nhau đi kiện, kể cả vì những việc chẳng bõ bèn gì. Không biết các quan tòa Đức nghĩ thế nào về các vụ kiện...
Ở Việt Nam, nói tới Việt kiều Đức, nhiều người sẽ nghĩ ngay rằng, đây là những người có tiền, những người giàu, hay thậm chí là các „đại gia“. Vậy sự thực ra sao? Thực ra, ở xã hội nào cũng có sự phân hóa giàu, nghèo. Một số người Việt ở Đức cũng có đầu óc làm ăn, „có gan làm giàu“ và gặp thời thế nên cũng có nhiều tiền, có thể liệt vào hàng triệu phú Euro....
Nói tới Việt kiều ở Đức, phần lớn những người ở Việt Nam đều nghĩ rằng họ là những người lắm tiền, nhiều của, ăn sung mặc sướng. Dĩ nhiên đời sống ở Đức có nhiều ưu việt, nhưng cuộc sống của người Việt ở Đức cũng có „những giọt nước mắt đời không biết“. Trong những ngày Tết và những ngày giáp Tết, những người làm công ăn lương ở Việt Nam được nghỉ...
Chuyện kể rằng, có một người Việt Nam nọ, một hôm gặp được một vị thần. Vị thần nói rằng, ta sẽ cho ngươi một điều ước, muốn gì cũng được, tiền, vàng, gái đẹp… nhưng những gì ngươi được, người hàng xóm của mi sẽ nhận được gấp đôi. Người đó suy nghĩ rất lâu và cuối cùng nói: „Con xin được mù một mắt!“. Chuyện đó dĩ nhiên là chuyện không có thực, nhưng...
Bảo vệ xong luận án Tiến sĩ với đề tài khoa học “Kinh tế thị trường, sự tác động của nó đối với các mối quan hệ xã hội”, tôi thu xếp, gói ghém sách vở, tài liệu vào va li và… để đấy. Tôi bắt tay vào cái đề tài thứ hai của mình, cái đề tài không cần những tài liệu khoa học, không cần những khuôn mặt khả kính của các giáo sư hướng dẫn, cái đề tài mang tiêu đề...