Báo TQ “bới lông tìm vết” chiến hạm Mỹ vừa tuần tra Trường Sa

Theo Sina, nếu USS Lassen bị tấn công từ nhiều phía với tốc độ cao – vừa – thấp, tầm xa – trung – gần thì hệ thống Aegis trên tàu dễ biến thành “lá chắn chết”.

Hôm 27/10, tàu khu trục USS Lassen (DDG-82) đã lần đầu tiên tiến vào khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép trên Đá Xu Bi và Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Bình luận về con tàu này của Mỹ, báo chí Trung Quốc cho biết, cái tên tàu USS Lassen có thể không quen thuộc, nhưng nó thuộc một lớp tàu Arleigh Burke rất nổi tiếng của Mỹ.

Con tàu này còn được biết đến là tàu khu trục Aegis (gọi theo hệ thống tác chiến đặc biệt trang bị trên tàu).

Arleigh Burke là lớp tàu khu trục tiên phong tích hợp hệ thống tác chiến Aegis. Hiện đã có 62 tàu loại này được đưa vào phục vụ trong Hải quân Mỹ, gồm các phiên bản Flight I, Flight II, Flight IIA.

Ngoài ra còn một tàu thuộc phiên bản Flight III tiên tiến hơn đang trong quá trình thử nghiệm.


Tàu khu trục USS Lassen

Tàu khu trục USS Lassen

USS Lassen thuộc phiên bản Flight IIA, được đưa vào hoạt động trong tháng 4/2001, với lượng giãn nước 9.200 tấn, thuộc Liên đội Tàu khu trục số 15 của Hạm đội 7.

Đây là một trong những chiến hạm chủ lực của Hải quân Mỹ ở Biển Đông.

Lỗ hổng của tàu khu trục Mỹ

Theo trang mạng Sina (Trung Quốc), tàu Aegis là tàu chuyên trách bảo vệ của biên đội tàu sân bay, có vai trò tăng cường khả năng phòng không của biên đội tàu, bảo đảm tỷ lệ sống sót của tàu sân bay trong chiến tranh hiện đại.

Vậy nếu tàu Aegis đi một mình thì nó có lỗ hổng gì?

Sina nhận định, thứ nhất, radar mảng pha có nhiều ưu điểm, song điều này có lúc cũng trở thành nhược điểm.

Loại radar này đặc biệt nhạy bén nhưng đôi khi lại quá nhạy đến nỗi dễ biến mục tiêu không phải là mối đe dọa trở thành mục tiêu nguy hiểm, khiến con tàu lãng phí đạn để tấn công.

Thứ hai, khả năng phòng không và chống ngầm của tàu Aegis tương đối yếu. Tất nhiên, điều này không có nghĩa tàu Aegis không có thiết bị sonar phát hiện tàu ngầm, mà do loại tàu này thiên về phòng không nên chúng không được trang bị đầy đủ vũ khí chống ngầm.

Vì thế, ngay cả khi phát hiện tàu ngầm, chúng cũng không thể phát động tấn công hiệu quả.

Bên cạnh đó, do có lượng giãn nước lớn nên khả năng cơ động của các tàu lớp Arleigh Burke tương đối kém, dễ trở thành mục tiêu tấn công của tàu ngầm.


Hệ thống chiến đấu tối tân Aegis trên tàu USS Lassen được thiết kế để đối phó với các mối đe dọa khác nhau, đặc biệt là tính năng phòng thủ tên lửa liên lục địa BMD.

Hệ thống chiến đấu tối tân Aegis trên tàu USS Lassen được thiết kế để đối phó với các mối đe dọa khác nhau, đặc biệt là tính năng phòng thủ tên lửa liên lục địa BMD.

Thứ ba, bất kỳ hệ thống hiện đại nào cũng có hạn chế, tàu Aegis không ngoại lệ.

Dựa vào số liệu dự đoán năm 2008 của một số cơ quan, trong điều kiện bình thường, hệ thống Aegis nhiều nhất chỉ có thể ứng phó được 12 tên lửa chống hạm một lúc.

Nếu đối phương triển khai tấn công dồn dập, bắn đồng thời 12 tên lửa chống hạm trở lên thì hệ thống Aegis cũng không đối phó kịp.

Một số nhà phân tích cho rằng, ngay cả sau khi hệ thống Aegis được nâng cấp để nâng cao khả năng xử lý thì nó cũng không thể vượt quá xa giới hạn 12 tên lửa.

Thứ tư, ví von như 2 võ sĩ thi đấu, nếu một bên chỉ sử dụng cú đấm thẳng để tấn công thì bên kia sẽ phòng thủ tương đối dễ dàng.

Song, nếu kết hợp nhiều cú đấm khác nhau thì lớp phòng vệ của đối phương sẽ bị sơ hở.

Đối phó với tàu Aegis cũng giống như vậy, nếu chỉ có một loại tên lửa chống hạm, hệ thống Aegis sẽ đánh chặn dễ dàng.

Song, nếu phải đối mặt với cuộc tấn công từ nhiều phía với tốc độ cao – vừa – thấp, tầm xa – trung – gần thì hệ thống Aegis có thể sẽ trở thành “lá chắn chết”.

Không chỉ Mỹ có tàu Aegis

Hiện nay, tàu Aegis đại diện cho trình độ phát triển cao nhất của tàu khu trục hải quân thế giới. Theo Sina, tuy Mỹ có biên đội tàu Aegis lớn nhất thế giới nhưng hải quân của các nước khác cũng đang liên tục tăng cường lực lượng “Aegis” của mình.

Chẳng hạn như khu vực châu Á, Trung Quốc có tàu khu trục tên lửa 052C và 052D; Nhật Bản có tàu khu trục lớp Atago và Kongo; Ấn Độ cũng có tàu khu trục Kolkata.

Những tàu này có thể có ưu thế của “người đến sau”, thậm chí còn mạnh hơn so với tàu Arleigh Burke của Mỹ ở một số khía cạnh.


Cảm biến chính trên tàu USS Lassen là radar quét mảng pha điện tử thụ động AN/SPY-1

Cảm biến chính trên tàu USS Lassen là radar quét mảng pha điện tử thụ động AN/SPY-1

Chẳng hạn, tàu khu trục 052D của Trung Quốc trang bị radar mảng pha chủ động, trong khi phần lớn radar SPY-1D trên tàu khu trục Arleigh Burke là radar mảng pha thụ động.

Radar chủ động ổn định hơn, có tốc độ xử lý nhanh hơn và tính thích ứng mạnh hơn so với radar thụ động.

Tuy nhiên, xét về khía cạnh sức mạnh tổng thể, biên đội tàu Aegis của Mỹ vẫn chiếm ưu thế hơn. Theo Sina, nguyên nhân rất đơn giản, đó là do số lượng quá nhiều.

Theo Trí thức trẻ


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề