Hôm nay 1.12, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ đi thăm Thổ Nhĩ Kỳ và gặp gỡ Tổng thống Recep Tayyip Erdogan. Tờ báo Nga RT cho rằng đây là một bước đi khôn ngoan của ông Putin nhằm ly gián NATO.
Trước chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ, ông Putin nói với hãng thông tấn Anadolu Agency rằng: “Những thập kỷ gần đây, năng lượng đã được đóng vai trò đầu tàu trong thương mại và hợp tác kinh tế (giữa Nga và Thổ). Về khối lượng, Thổ Nhĩ Kỳ là nước mua khí đốt tự nhiên lớn thứ hai của Nga sau Đức, được phân phối thông qua hệ thống đường ống “hành lang Tây” chạy qua Ukraine, Moldova, Romania và Bulgaria và thông qua hệ thống đường ống dẫn khí đốt Blue Stream”.
Với dân số hơn 80 triệu người, Thổ Nhĩ Kỳ là một đối tác chiến lược của Nga. Trong năm 2014, Nga sẽ cung cấp Thổ Nhĩ Kỳ 30 tỉ m3 khí đốt, tăng khá cao so với 26,7 tỉ m3 vào năm 2013, theo Gazprom Export.
Sự gia tăng này để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt là trong mùa đông. Theo Bộ trưởng Năng lượng Thổ Nhĩ Kỳ, điều này sẽ làm tăng phần khí đốt của Nga trên thị trường Thổ Nhĩ Kỳ từ 43% lên 46%.
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cố gắng thương lượng giảm giá bán 3 tỉ m3 khí đốt mua thêm của Nga. Nhiều khả năng, “món quà” này sẽ được ông Putin trao cho Thổ Nhĩ Kỳ khi đến Ankara.
Năng lượng hạt nhân cũng là một lĩnh vực hợp tác năng lượng giữa hai nước. Thổ Nhĩ Kỳ phải nhập 65% khối lượng nhiên liệu hạt nhân từ Nga. Trong năm 2010, hai nước đã ký kết một thỏa thuận để xây dựng nhà máy điện hạt nhân Mersin-Akkuyu ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Thương mại giữa 2 nước năm ngoái là 32,7 tỉ USD, đưa Thổ Nhĩ Kỳ thành đối tác nước ngoài quan trọng đối với Nga. Đầu tư trực tiếp của Nga ở Thổ Nhĩ Kỳ đạt 1,7 tỉ USD vào năm 2013 và Thổ Nhĩ Kỳ đầu tư gần 1 tỉ USD vào Nga.
Tóm lại, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có quan hệ cực kỳ chặt chẽ về kinh tế và an ninh, bất chấp Thổ Nhĩ Kỳ lại là nước trong khối NATO. Chuyến thăm của ông Putin tới Thổ Nhĩ Kỳ sẽ càng làm quan hệ 2 bên thêm nồng ấm, trong lúc quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các thành viên còn lại của NATO lại rạn nứt nghiêm trọng.
Mỹ đã nhiều lần chỉ trích Thổ Nhĩ Kỳ không làm tròn “bổn phận thành viên” vì không chịu nghe Mỹ đưa bộ binh vào đánh IS giúp Mỹ (Mỹ tuyên bố không dùng bộ binh cho tiết kiệm xương máu). Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ nhất quyết không đẩy con em ra chiến trường.
Nga tranh thủ điều này để ly gián NATO và Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu Thổ Nhĩ Kỳ ngả sang Nga thì đó là “cái tát” cho phương Tây và sẽ tạo tiền lệ để các nước láng giềng khác của Nga “bứt rào” làm ăn với Moscow.
Khi đó, lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt Nga sẽ trở thành công cốc.
Nguồn: Một Thế giới
- Gia nhập EU và NATO, nhưng không có Donbass - 9 câu hỏi về cuộc hội đàm Biden-Putin
- Ukraina, Mỹ và Ba Lan đã ký thỏa thuận đa dạng hóa nguồn cung cấp khí đốt
- Các tên lửa hành trình của Ukraina có khả năng "khóa biển Azov"
- NƯỚC NGA TRONG CUỘC ĐỐI ĐẦU MỸ-TRUNG
- Bài phát biểu của tân tổng thống Ukraina Vladimir Alekseievich Zelensky.
- Portnikov: Zelensky nguy hiểm hơn nhiều đối với Putin so với Poroshenko
putin đã làm ly gián Đức và đồng minh châu Âu nhưng không thành ….cái nghề lưu manh phá hoại và khủng bố có từ thời xôvieet truyeen lại khoong ai lạ gì