Chỉ một thời gian ngắn trước đây, Nga dự định sẽ có 52 máy bay chiến đấu T-50 tàng hình tiên tiến vào cuối thập kỷ này. Theo kế hoạch đây là số lượng ít nhất. Nhưng hiện tại chương trình T-50 dường như là vấn đề nghiêm trọng và Nga có thể phải cắt giảm số lượng các máy bay chiến đấu làm giảm sức mạnh theo dự tính.
Các dấu hiệu đầu tiên của các vấn đề nghiêm trọng xuất hiện vào ngày 24-03 khi Yuri Borisov, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga phụ trách về vũ khí trả lời tờ Kommersant “quân đội đang triệt để cắt giảm số lượng chiến cơ T-50”. Theo kế hoạch Nga sẽ sản xuất 52 máy bay chiến đấu tàng hình nhưng thay vào đó sẽ chỉ sản xuất 12 chiếc.
Điện Kremlin đã sản xuất năm chiếc T-50 nguyên mẫu cho đến nay – một chiếc bị hư hại nặng trong một vụ cháy. Trong khi đó, Ấn Độ đang hợp tác phát triển máy bay với Nga và tài trợ của New Delhi sẽ giúp giữ cho dự án vẫn còn sống. Nhưng hiện tại các quan chức Không quân Ấn Độ cũng đã dừng lại việc đối thoại với đối tác Moscow. Khi tất cả đặt trọng tâm chú ý vào Nga phát triển và sản xuất máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 mà theo họ là máy bay ưu việt nhất để cạnh tranh với chiến cơ của Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Thật dễ dàng để phát triển và sản xuất loại máy bay thế hệ thứ 5 này tuy nhiên khi nền kinh tế bị suy thoái đây không phải là điều đơn giản.
“Trong điều kiện kinh tế hiện nay, kế hoạch ban đầu có thể phải được điều chỉnh,” Borisov nói. “Tốt nhấn là nên tạm dừng FA PAK và sau đó sẽ tiếp tục, hiện tại nên sản xuất máy bay chiến đấu thế hệ 4+.”
Ông đề cập đến những chiến cơ hiện nay của Nga – Su-30 và Su-35, máy bay chiến đấu đa chức năng. Borisov cho biết các máy bay chiến đấu thế hệ 4+ sẽ lấp đầy lỗ hổng do cắt giảm số lượng sản xuất T-50.
Trên lý thuyết, T-50 sẽ là đối thủ cạnh tranh đối với máy bay chiến đấu F-22 và F-35. 85% bề mặt của chiếc T-50 được phủ chất liệu nano đặc biệt giúp gia tăng khả năng chịu lực cản không khí. T-50 lớn, vận tốc nhanh và hoạt động tầm xa. Đôi cánh của máy bay Su T-50 vẫn là cánh lớn liền với thân ở điểm nối được kéo dài. Ngoài ra hình dạng của thân máy bay và cánh máy bay không chỉ có thể làm cho Su T-50 FA/ PAK thực hiện bay góc AOA, mà còn có thể bảo đảm yêu cầu của tính năng siêu cơ động của máy bay. Tuy nhiên những khiếm khuyết của T-50 không được nhà sản xuất Nga tiết lộ.
Nền kinh tế Nga chính thức bất ổn dẫn đến phải cắt giảm sản xuất. Tổng chi phí để phát triển cho loại máy bay này không rõ ràng – nó nằm trong khoảng từ 10 tỷ USD lên 30 tỷ USD. Ấn Độ đã chi khoảng 5 tỷ USD. Nhưng theo dữ liệu đánh giá tổng thể T-50 không phải là máy bay tốt nhất xét trên góc độ kỹ thuật. Và có thể người Ấn Độ sẽ tiết lộ những vấn đề của máy bay.
Hơn một năm về trước tờ Business Standard của Ấn Độ đã báo cáo về mối nghi ngại của New Delhi. Các máy bay T-50 phiên bản Ấn Độ được đặt tên FGFA.
“Động cơ AL-41F1 của FGFA hiện tại không đủ mạnh, người Nga đã miễn cưỡng chia sẻ thông tin thiết kế quan trọng và máy bay chiến đấu cuối cùng sẽ đội mức chi phí quá lớn “, theo báo cáo, dựa trên cuộc họp giao ban của các quan chức Không quân Ấn Độ vào tháng Mười Hai năm 2013.
Một tháng sau, tin xấu bị rò rỉ cho báo chí. Ấn Độ muốn có thị phần lớn hơn của dự án. Nhưng động cơ vẫn còn kém, chi phí còn quá lớn, radar của máy bay là “không đầy đủ” và “tính năng tàng hình của nó có vấn đề.
Sau đó, vào tháng Sáu, một chiếc T-50 đã hạ cánh tại căn cứ thử nghiệm Zhukovsky gần Moscow … vì động cơ bị bốc cháy. Theo các quan chức Nga đây là lỗi nhỏ và không gây thiệt hại – tuy nhiên theo tấm hình miêu tả thân máy bay phía sau bị cháy xém vì ngọn lửa.
“Những gì thêm vào cuộc tranh cãi là sự từ chối chia sẻ bất kỳ thông tin chi tiết nào của sự thất bại, đến mức một nhóm kỹ thuật của Không quân Ấn Độ có mặt tại hiện trườnh đã bị từ chối tiếp cận để kiểm tra chiếc máy bay bị hư hỏng “, Monika Chansoria Trung tâm nghiên cứu Land Warfare ở New Delhi nói với Defense News.
Nên sau đó Ấn Độ và Nga đã tiếp tục đàm phán hợp đồng phát triển. Nhưng bây giờ New Delhi không liên lạc với Moscow. Bộ quốc phòng Nga muốn họp với đối tác Ấn Độ vào giữa tháng Hai và tháng Ba năm 2015. Tuy nhiên Ấn Độ đã không trả lời.
“[Không quân Ấn Độ Air] nguyên soái lo ngại FGFA sẽ làm suy yếu các yếu tố để mua các máy bay chiến đấu Rafale của Pháp, trị giá 18-20 tỷ USD. Hợp đồng đang trong gia đoạn gấp gáp nhưng cho đến nay vẫn chưa thành công,” Business Standard đưa tin.
Phương tiện truyền thông Nga đổ lỗi cho giá dầu tụt giảm là nguyên nhân chủ yếu cho việc cắt giảm sản xuất T-50. Điện Kremlin do thiếu tiền mặt và không có lý do để biện minh việc chi tiêu hàng tỷ đô la cho một loại máy bay chiến đấu tàng hình mới lạ mắt – hay ít nhất 52 chiếc trong số này.
Nếu vậy, một khi nền kinh tế Nga được cải thiện, dự án T-50 có thể quay trở lại lịch trình ban đầu của nó – mặc dù muộn hơn dự kiến. Nhưng có lẽ đây là trường hợp tốt nhất.
Các trường hợp tồi tệ nhất liên quan đến sự việc nghiêm trọng đó là – các vấn đề kỹ thuật – nhưng bí ẩn. Và nếu Ấn Độ đi xa hơn bỏ rơi sự chia sẻ với chương trình, T-50 sẽ gặp vấn đề lớn thật sự và là một thảm họa.
Nó có nghĩa là hàng tỷ đô la đầu tư cho sự hy vọng sẽ đổ xuống sông xuống biển – và điều quan trọng hơn là Nga sẽ mất khách hàng tiềm năng lớn nhất trên thị trường quốc tế.
Lực lượng không quân Nga phần lớn do Liên xô để lại và đang ngày càng cũ kỹ lạc hậu hơn. Nga chỉ đơn giản là không thể thay thế máy bay chiến đấu bị lão hóa một cách nhanh chóng hoặc sản xuất các máy bay phản lực tiên tiến nhất ở mức tương tự như Washington hay Bắc Kinh.
Tuy nhiên, Nga có thể thực hiện cải tiến phát triển những loại máy bay hiện tại như Su-30 và Su-35. Đó là tất cả để nói rằng, xây dựng một chiếc máy bay mang tính cách mạng hơn như T-50 có thể là một bước quá tầm.
Theo theweek.
Trả lời