Chuyên gia kinh tế Nga Sergei Aleksashenko nói về ảnh hưởng của cuộc bầu cử Quốc hội ở Ukraine đối với chính quyền Moscow.
Kết quả của cuộc bầu cử Quốc hội Ukraine cho thấy rằng, cư dân của đất nước không muốn sống mãi trong một “cái nôi”. Điều này ảnh hưởng xấu đến vị thế của Moscow, Ukraine đang cho thấy định hướng của mình với châu Âu, và nó có thể sẽ là một ví dụ để các nước khác trong “phạm vi ảnh hưởng” noi theo. ông Sergei Aleksashenko đã viết chia sẻ điều này trên trang blog của mình.
Dưới đây là toàn bộ ý kiến của ông Sergei Aleksashenko:
“Kết quả của cuộc bầu cử ở Ukraine (dù hiện mới chỉ trên danh sách các chính đảng) đã xác nhận một sự khẳng định rằng, phần lớn người dân Ukraine muốn nhìn thấy vị trí của chính mình ở châu Âu, chứ không phải trong một “cái nôi”, ngay cả khi “cái nôi” này ấm áp và giàu có. (ám chỉ trong một không gian Liên Xô cũ).
Với Ukraine, sau cuộc bầu cử lần này sẽ là một cơ hội tuyệt vời để tổ chức các cuộc cải cách sâu sắc nhất và sẽ thường là rất đau đớn. Một cơ hội để phá vỡ cái nôi, phá vỡ một hệ thống chính quyền trung ương tham nhũng đã tồn tại lâu trong quá khứ. Các nước láng giềng của chúng tôi có tận dụng cơ hội này hay không? chúng ta chỉ có thể đoán, và chúc họ thành công. Thật vậy, trong trường hợp này, sự thành công của Ukraine cho thấy rằng không có một cam kết dựa trên xác định gen về khái niệm của người Xla-vơ đã không tồn tại, và rằng họ (người Xla-vơ), cũng giống như nhiều cư dân khác trên Trái đất đều muốn sống dưới một chính quyền có luật pháp.
Tôi không biết bạn nghĩ gì, nhưng tôi thú nhận rằng với tất cả các sự kiện diễn ra trong những tuần gần đây, trong đó có thể có sự kiện mang ý nghĩa hơn so với cuộc bầu cử của Ukraine – như việc ký kết một thỏa thuận hợp tác giữa Kazakhstan và Liên minh châu Âu cách đây hai tuần. Tuy rằng thỏa thuận này không mang tính chất sâu rộng như thỏa thuận của Ukraine hay Georgia hoặc Moldova, nhưng nó cho thấy rằng ngay cả những đồng minh trung thành nhất, đồng cảm nhất với Nga, tham gia cùng Nga trong mọi tổ chức (Liên minh Á-Âu, tổ chức hợp tác Thượng hải, v.v…) cũng nhận thấy một điều rõ ràng rằng với nước Nga Putin, anh ta (Kazakhstan) không phải luôn cùng chung một con đường. Xây dựng một nền kinh tế hiện đại trong sự đối đầu với phương Tây là không thể. Cụ thể hơn, nền kinh tế hôm nay là sự xác định vị trí của đất nước trên thế giới, chứ không phải vấn đề có sự sở hữu hay vắng mặt của các tên lửa hạt nhân.
Các bạn biết đấy, sau những điều này, tôi sẽ hoàn toàn không ngạc nhiên nếu sau một năm nữa, Belarus đột nhiên nói: “Và chúng tôi cũng muốn gia nhập châu Âu!”.
Trả lời