Ukraina bác bỏ đề xuất của Nga

Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko bác bỏ việc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hiệp quốc ở đông Ukraina theo đề xuất của Nga. Theo ông đây là một nỗ lực để hợp pháp hóa cuộc chiến ủy nhiệm của họ và đóng băng xung đột khu vực này.

Trước đó Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra đề xuất LHQ triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tới miền đông Ukraina để bảo vệ các quan sát viên OSCE và để chấm dứt xung đột giữa quân đội Ukraina và ly khai thân Nga. Cuộc chiến làm hơn 10.000 người chết kể từ năm 2014.

Phát biểu tại cuộc họp Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thống Ukraina Poroshenko tố cáo Moscow không đóng góp vào an ninh quốc tế hơn thế còn tạo ra mối đe dọa lớn nhất.

Ông nói: “Đề xuất triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình của Moscow là một ví dụ khác về tham vọng thực sự của Nga để hợp thức hóa cuộc chiến ủy nhiệm của họ và đóng băng xung đột mãi mãi”.

“Chúng tôi vẫn tin tưởng rằng việc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình là giải pháp duy nhất có thể để ngăn chặn leo thang và bảo vệ người dân Ukraina.”

Ban đầu Tổng thống V.Putin nói rằng các nhà gìn giữ hòa bình nên được triển khai dọc theo đường giới tuyến giữa lực lượng chính phủ Ukraina và phiến quân ly khai ủng hộ Nga, nhưng sau đó họ cũng có thể triển khai ở những nơi khác nơi những nhân viên OSCE làm việc.

“Nhiệm vụ của lực lượng gìn giữ hòa bình phải bao gồm toàn bộ khu vực bị chiếm đóng, bao gồm biên giới nhà nước Ukraina – Nga. Đây là điều bắt buộc. Chừng nào đường biên giới vẫn được sử dụng làm tuyến đường cung cấp nhân lực và vũ khí cho Donbass thì sẽ không có hòa bình ở đất nước của tôi”.

“Vấn đề then chốt ở Donbass là mục đích của Ukraina và Nga khác nhau. Ukraina muốn hòa bình và khôi phục chủ quyền  lãnh thổ, nhưng Nga muốn kiểm soát Ukraina và làm suy yếu mọi nỗ lực để kiểm soát chủ quyền của chúng tôi”. Poroshenko nói

Kế hoạch thay thế của Ukraina sẽ cấm mọi công dân Nga tham gia vào sứ mệnh gìn giữ hòa bình triển khai dọc theo biên giới với Nga mà nước này không kiểm soát, một ý tưởng cho đến nay vẫn bị Moscow ngăn cản.

Mối quan hệ giữa Kiev và Moscow chưa bao giờ tồi tệ hơn kể từ khi Nga sáp nhập Crimea cách đây hơn ba năm và phiến quân ly khai do Nga hậu thuẫn sau đó đã chống lại lượng chính phủ Ukraina ở phía đông nước này.

 Đức Dũng (Reuters)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề