Cuộc đàm phán hòa bình tại Minsk ngày hôm nay bị lu mờ khi cuộc chiến tại miền Đông vẫn diễn ra ác liệt.
19 binh sĩ của quân đội Ukraine đã bị thiệt mạng trong ngày hôm nay khi ly khai tấn công gần thị trấn Debaltseve.
Theo nguồn tin trong đoàn Ukraine các nhà lãnh đạo đã lập một kế hoạch chung ủng hộ toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Các nguồn tin cho biết một tài liệu riêng biệt sẽ được chuẩn bị bởi “nhóm liên lạc” của Nga, Ukraine và Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu. Các bên khẳng định cam kết thực hiện một kế hoạch ngừng bắn tại Minsk vào tháng Chín năm ngoái và cũng có chữ ký của lãnh đạo ly khai.
Các nhà lãnh đạo đã gặp nhau vào lúc 17h15 Tổng thống PháopHollande và Thủ tướng Đức đều tươi cười khi bước vào phòng họp, Tổng thống Ukraine Poroshenko cũng bắt tay Tổng thống Nga Putin.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng đã có nhiều tiến bộ trong thời gian diễn ra hội nghị thượng đỉnh tuy nhiên Kiev muốn đàm phán lại thỏa thuận về kiểm soát biên giới Nga – Ukraine, một phần biên giới hiện do phiến quân ly khai kiểm soát.
Các cuộc đàm phán diễn ra trong khi Quỹ Tiền tệ quốc tế đang có nhiệm vụ tại Ukraine, hai bên đang thương lượng về gói cứu trợ để tránh Ukraine phá sản, khi trong nhiều năm đất nước bị nạn tham nhũng hoành hành, sự quản lý yếu kém và đất nước có chiến tranh. Thủ tướng Arseny Yatseniuk cho biết ông hy vọng trong vài ngày tới IMF sẽ bắt đầu giải ngân.
Toàn châu Âu và Ukraine rất hy vọng vào cuộc đàm phán hôm nay sẽ đem lại hòa bình kết thúc gần 1 năm chiến tranh làm hơn 5300 người thiệt mạng hàng triệu người mất nhà cửa và phải ly tán.
Nhưng thực tế hầu như không phải vậy khi các cuộc chiến đấu dữ dội vẫn diễn ra.
Nền kinh tế Nga khó khăn đã không làm ông Putin lùi bước. Nguồn thu ngân sách chính của Nga là dầu mỏ đang gặp khó khăn khi giá dầu thấp và lệnh cấm vận của phương Tây có thể làm ngành khai thác dầu mỏ rơi vào hỗn loạn. Sản xuất dầu trong nước được dự kiến sẽ vượt quá 11 triệu thùng một ngày vào năm 2019 nhưng hiện nay theo dự kiến khai thác sẽ giảm xuống dưới 10,5 triệu thùng trong năm năm tới, theo báo cáo mới của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA). Đến năm 2020 sản lượng dầu hiện được kỳ vọng đã giảm 560.000 thùng mỗi ngày.
Những nhà sản xuất năng lượng hàng đầu của Nga bao gồm Gazprom, Lukoil và Rosneft có thể tiếp tục thêm vào danh sách cấm vận của phương Tây. Nhiều dự án của các công ty này đã phải trì hoãn thậm chí hủy bỏ thăm dò khai thác những mỏ mới. Nhiều đối tác nước ngoài nơi các công ty Nga có thể huy động nguồn vốn cũng chọn phương pháp an toàn là không làm ăn với Nga vì lệnh trừng phạt vẫn còn hiệu lực. CEO của Rosneft Sechin cho biết hiện nay mỗi thùng dầu thành phẩn tập đoàn lỗ từ 0,3 – 06, USD nếu nhà nước áp dụng mức thuế sắp ban hành. Việc thiếu tiếp cận với các nguồn vốn nước ngoài sẽ làm đầu tư giảm xuống, nó không những chỉ ảnh hưởng đến sản xuất trong tương lai mà còn ảnh hưởng đến công tác bảo trì các lĩnh vực lớn dẫn đế tỷ lệ suy giảm cao hơn trong tương lai.
Dù ai lạc quan nhất cũng phải thừa nhận rằng nền kinh tế Nga đang rơi vào trạng thái khủng hoảng. Cũng chính vì vậy nên các chuyến bay của máy bay tấn công chiến lược tầm xa luôn gây hấn với những nước trong và ngoài khối Nato và trên khắp thể giới bao gồm châu Âu, Nhật bản, thậm chí là Canada. Bộ máy truyền thông Nga làm việc hết công suất để tuyên truyền kẻ thù của Nga là phương Tây. “Nền kinh tế Nga khó khăn là do phương Tây, Xung đột tại Ukriane là do phương Tây…” Nên kinh tế Nga càng gặp khó sự thù hận giữa người dân Nga đối với các nước phương Tây và Ukraine càng tăng.
Hội nghị thượng đỉnh về hòa bình tại Minsk sẽ làm ông Putin tăng điểm hơn trong suy nghĩ của người dân Nga vì ông Putin luôn nói rằng “đã làm hết trách nhiệm, đã nỗ lực, đã cố gắng để đem lại hòa bình cho Ukraine”. Ông Putin cũng có lý do để cho thế giới biết rằng ông đã làm hết trách nhiệm và là một trong những người “trung gian” đem lại hòa bình cho Ukraine tuy nhiên việc ly khai thực hiện hay không đó là việc nội bộ của nước Ukrane. Nó là sự “phủi tay” không liên đới, nước Nga đóng vai trò như Pháp, Đức trong cuộc xung đột tại Ukraine.
Về phía Ukraine họ hiểu rằng sẽ chẳng có hòa bình trên bàn đàm phán với ông Putin nhưng họ vẫn phải ký, vẫn phải cố gắng để ra thỏa thuận hòa bình vì đó là cơ sở và nền tảng cho thế giới hiểu rằng chính ly khai mới là người không thực hiện. Họ sẽ tranh thủ được sự ủng hộ của quốc tế trong vấn đề xung đột tại miền Đông.
Việc Nga ỡm ờ trong việc ký thỏa thuận nhằm tránh châu Âu họp bàn vào ngày mai về mở rộng lệnh trừng phạt mới. Ông Putin hiểu rằng hạn chế sự trừng phạt và gây chia rẽ trong châu Âu, châu Âu – Mỹ là chiến lược cần thực hiện nên ông ta sẽ tiếp tục câu giờ. Phương Tây đều hiểu rằng sẽ không có biện pháp hòa bình bằng con đường đàm phán với Nga nhưng có vẻ như châu Âu đang run sợ trước sự cương quyết cứng rắn của ông Putin. Ngay cả ông Obama vẫn lưỡng lự xem xét việc cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Tuy nhiên trong những tuần gần đây mọi việc đang trở nên xấu đi ngày hôm qua ngoại trưởng Anh phát biểu trước Quốc hội nói rằng “Sẽ không để cho quân đội Ukraine sụp đổ”.
Ngày hôm nay Hạ viện Mỹ đã ra bản dự luật mới nhất được thông qua, nước này sẽ chi ra 1 tỷ USD trong ngân sách cho việc cung cấp vũ khí sát thương cho quân đội Ukraine.
The New York Times ngày 11/2 đưa tin, Hạ viện Mỹ vừa đề xuất dự luật mới cho phép viện trợ quân sự và vũ khí sát thương cho Ukraine cho tới năm 2017.
Dự luật này cho phép Bộ trưởng Quốc phòng phối hợp cùng Ngoại trưởng để cung cấp các gói viện trợ cho quân đội và lực lượng an ninh quốc gia Ukraine, bao gồm trang thiết bị huấn luyện, vũ khí sát thương, hỗ trợ hậu cần, vật tư và dịch vụ, cho tới 30/9/2017.
Ngoài ra, dự luật cũng cho biết khoản ngân sách để thực hiện các hạng mục theo quy định là 1 tỉ USD. Các khoản chi được ủy quyền sẽ có hiệu lực tới ngày 30/9/2017.
Dự luật này được nghị sĩ Adam Smith và Mac Thornberry – các thành viên Ủy ban quân sự Hạ viện Mỹ đưa ra với mục đích hỗ trợ Ukraine “bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trước các thế lực bên ngoài”.
Cụ thể, dự luật này sẽ bảo vệ người dân Ukraine “trước các cuộc tấn công của lực lượng ly khai miền Đông”.
Đề xuất của Hạ viện Mỹ cũng bao gồm lời kêu gọi đàm phán để “kết thúc xung đột” tại Ukraine.
Dự luật này sẽ không cần thông qua ông Obama mà quốc hội Mỹ sẽ cung cấp thẳng vũ khí cho Ukraine.
Hiện nay Nga đã gần như tung toàn bộ những loại vũ khí mới nhất trên chiến trường miền Đông nhưng lực lượng vũ trang Ukraine vẫn phòng thủ kiên cường và vẫn kiểm soát những khu vực trọng yếu. Trong khi đó lực lượng vũ trang Ukraine gần như bất lực trước xe tăng Nga khi vũ khí chống tăng chỉ làm “xây sát”. Nếu họ được cung cấp vũ khí hiện đại chắc chắn cái giá quân đội Nga phải trả trên chiến trường cao hơn nhiều và có thể làm ông Putin phải suy nghĩ lại. Ông Putin đang sống trong niềm tin mãnh liệt rằng “quân đội Nga là quân đội mạnh nhất trên thế giới, thiện chiến như quân đội Mỹ, những vũ khí hiện đại của Nga sẽ làm thay đổi cục diện trên chiến trường”, chính vì vậy nên ông Putin đưa ra kết quả bằng sự thắng bại trên chiến trường.
Đối với ông Putin cách đàm phán tốt nhất là chỉ trên chiến trường. Một là sẽ thắng trong toàn cuộc chiến. Hai là sẽ gục ngã lúc đó mới có hòa bình. Không ai có thể đặt cược cho thỏa thuận Minsk sẽ được thực hiện nghiêm túc. Những diễn biến từ khi Nga sáp nhập Crimea đã cho chúng ta thấy điều đó. Mỗi một ngày qua đi cuộc chiến lại tăng thêm phần khốc liệt, Ukraine mạnh lên sẽ cản bước ông Putin trong việc thực hiện chiến lược của mình. Có thể cuộc chiến sẽ còn rất lâu mới ngã ngũ.
Thanh Trúc
- Ukraina: Những thành tựu trong năm năm qua là vĩ đại
- ĐIỀU GÌ ĐANG CHỜ ĐỢI UKRAINA
- TẠI SAO ĐỐI VỚI NGA, UKRAINA NGÀY CÀNG “NẶNG GÁNH”?
- Tòa án Luân Đôn đã đưa ra một quyết định quan trọng là: Tịch thu tài sản của Gazprom
- VỀ HUYỀN THOẠI MỘT TỔNG THỐNG MỚI CỦA UKRAINA CÓ THỂ ĐÀM PHÁN ĐỂ ĐI ĐẾN HOÀ BÌNH VỚI PUTIN
- Volcker: Chúng tôi sẽ hỗ trợ một Ukraina hòa bình, dân chủ, thịnh vượng, an toàn trong biên giới pháp lý của mình, bao gồm Bán đảo Crưm
Trả lời