Paris: Chưa đủ điều kiện giao tàu Mistral cho Nga

Liên quan đến các thông tin Pháp bàn giao chiếc tàu chiến Mistral đầu tiên đóng cho Nga, hôm nay 30/10/2014, Bộ trưởng Tài chính Pháp Michel Sapin thông báo, các điều kiện để Pháp bàn giao tàu chiến Mistral « chưa hội đủ ».

Trên đài phát thanh RTL, Bộ trưởng Michel Sapin đã khẳng định : « Hiện nay các điều kiện vẫn chưa hội đủ » để giao tàu Mistral, trong khi đó vào hôm qua phía Nga cho biết đã sẵn sàng nhận chiến hạm mang trực thăng này vào giữa tháng 11 tới đây.

Vậy các điều kiện ở đây là gì ? Bộ trưởng Tài chính Pháp giải thích đó là tình hình tại Ukraina phải theo hướng trở lại bình thường, giảm căng thẳng mà trong đó Nga đóng vai trò tích cực.

Hôm qua (29/10), Phó thủ tướng Nga Dmitri Rogozine đã đăng trên tài khoản Twitter cá nhân thông báo tập đoàn công nghiệp hàng hải quốc phòng của Pháp đã có thư mời phía Nga ngày 14/11 tới đến cảng Saint – Nazaire , nơi đóng tàu chiến Mistral theo đơn đặt hàng của Nga từ năm 2011, để bàn giao chiếc Mistral đầu tiên và dự lễ hạ thủy chiếc thứ 2 đang hoàn thiện.

Trước đó một hôm, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean Yves Le Drian cũng đã cho biết Tổng thống Pháp François Hollande trong tháng 11/2014 sẽ ra quyết định về việc bàn giao tàu Mistral cho Nga.

Do diễn biến khủng hoảng Ukraina với sự can dự của Nga, hợp đồng đóng hai chiếc tàu chở trực thăng Mistral của Pháp với Nga đã gặp nhiều trục trặc khi đã đi vào giai đoạn cuối. Nhiều nước trong NATO đã đề nghị Pháp hủy hợp đồng giao tàu Mistral cho Nga.

Tuy nhiên Matxcova đã cảnh báo Paris phải giao hàng đúng như hợp đồng không thì phải hoàn lại tiền. Với chính phủ Pháp, hủy hợp đồng đóng tàu chiến cho Nga trị giá 1,2 tỷ euros này là một việc không hề dễ dàng, nhất là trong bối cảnh kinh tế Pháp đang trong tình trạng khó khăn như hiện nay.

 Kim Jong-un xử tử người giúp mình lên vị trí lãnh đạo

Trang Đoàn kết Trí thức Triều Tiên (NKIS) cho biết hồi đầu tháng 10, phó giám đốc thứ nhất của Cục Tổ chức và Hướng dẫn (OGD) thuộc Đảng Lao động cầm quyền, ông Kim Kyong Ok, đã bị lãnh đạo Kim Jong-un ra lệnh xử tử cùng với một số phụ tá thân cận khác.

1-1414759223652

Ông Kim Kyong Ok (trái) đã bị lãnh đạo Kim Jong-un ra lệnh xử tử cùng với một số phụ tá thân cận khác. Ảnh: NK Leadership Watch

Theo NKIS, nhân vật quyền lực thứ hai Triều tiên Choe Ryong Hae chính là người dẫn đầu các vụ hành quyết. Ông Choe là một trong số những quan chức cấp cao của Triều Tiên đến thăm Hàn Quốc trong lễ bế mạc Á vận hội 2014 ở TP Incheon.

Giám đốc NKIS Kim Heung-gwang tiết lộ: “Kim Kyong Ok bị bắt tại căn hộ riêng ở Bình Nhưỡng. Có vẻ như lãnh đạo Kim Jong-Un đứng đằng sau ông Choe, mặc dù ông Choe ra lệnh bắt giữ và xử tử cácquan chức”.

Ông Kim Kyong Ok được coi là một trong những phụ tá thân cận nhất của lãnh đạo Kim, đặc biệt có ảnh hưởng trong việc đưa Kim Jong-un lên nắm quyền lực. Có thông tin cho rằng bà Ko Young Hui, mẹ của Kim Jong-un, đã đích thân nhờ Kim Kyong Ok giúp con trai bà trở thành lãnh đạo Triều Tiên.

Trang NKIS nhận định vụ xử tử ông Kim Kyong Ok nằm trong kế hoạch loại bỏ các mối lo ngại có thể đe dọa chiếc ghế quyền lực của ông Kim Jong-un. Ngoài ra, ông Kim Kyong Ok đóng vai trò quan trọng đối với cuộc thanh trừng nhiếp chính Jang Song-thaek, chú dượng họ Kim nên có thể nhà lãnh đạo Triều Tiên muốn “gột rửa” tất cả những thứ liên quan đến ông chú của mình.

Trong thời gian lãnh đạo Kim vắng mặt, vị trí các quan chức cấp cao Bình Nhưỡng đã có sự thay đổi mạnh mẽ. Theo đó, Bí thư Đảng Lao động Triều Tiên Choe Ryong-hae đã “soán ngôi” ông Hwang Pyong-so, phó chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên để trở thành nhân vật quyền lực thứ hai chỉ đứng sau Kim Jong-un.

Chung Sung-jang, chuyên gia tại Viện Sejong chuyên nghiên cứu các chính sách ở Seoul, cho rằng lãnh đạo Kim muốn bổ nhiệm em gái Kim Yeo-jong làm bí thư nhưng cô Kim còn quá trẻ nên vị trí này thuộc về ông Choe.

9-1414675616223

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un kiểm tra buồng lái máy bay khi tới thị sát một cuộc tập trận của lực lượng Phòng không và Không quân Triều Tiên.

Cùng liên quan đến Triều Tiên, báo Global Times hôm 31-10 đưa tin kế hoạch khai trương một cây cầu nối Đan Đông, tỉnh Liêu Ninh – Trung Quốc với tỉnh Sinuiju – Triều Tiên đã bị hoãn lại vô thời hạn.

Nguyên nhân là do Bắc Kinh đổ lỗi cho Bình Nhưỡng không hoàn thành đầy đủ các hạng mục của cây cầu theo hợp đồng ký kết giữa hai bên.

RFI và nld


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề