Người Việt tại Séc: kinh doanh tại Séc sẽ nằm dưới sự giám sát trực tuyến

Bộ trưởng Tài chính Andrej Babiš quyết tâm bằng mọi giá giám sát chặt chẽ hoạt động của các đối tượng kinh doanh. Bắt đầu từ năm 2016 lần lượt tất cả những người kinh doanh sẽ có nghĩa vụ thu tiền thông qua máy có đăng ký và nối mạng trực tuyến với sở thuế. Các biện pháp nghiêm ngặt được miêu tả chi tiết trong dự thảo luật về thống kê doanh thu, mà bộ trưởng Tài chính trong tuần trước đã gửi cho các đồng nghiệp trong chính phủ để lấy ý kiến tham khảo. “Đây không phải là bất kỳ hình thức thử nghiệm nào, tại Croatia đã hoạt động được hơn hai năm rồi,” tác giả dự luật, nữ thứ trưởng Tài chính Simona Hornochová tuyên bố.

Theo dự thảo luật, nghĩa vụ thu tiền qua máy tính nối mạng trực tuyến không phải thực hiện với những doanh nhân nộp thuế DPH (VAT), nghĩa là những người có doanh thu năm trêm một triệu korun, còn lại tất cả những người kinh doanh tự khai thuế thu nhập sẽ đều phải thực hiện nghĩa vụ này. Theo bộ Tài chính, đây là biện pháp cấp thiết, bởi không thể loại trừ khả năng, là những người không khai nhận doanh thu năm trên một triệu korun có thể đã thực hiện những hình thức lừa đảo và giữ bí mật một phần doanh thu, để tránh không phải đóng thuế VAT. Vì thế cho nên, hệ thống máy thu tiền nối mạng trực tuyến với sở thuế chỉ là hình thức xác minh tính chân thực của người kinh doanh.

“Trong tình trạng hiện nay, không thể xác định một cách tin cậy, rằng ai thực sự không đạt được tới giới hạn doanh thu đó. Ý nghĩa của việc áp dụng hệ thống thống kê doanh thu trực tuyến chính là để cân đối tình trạng đó,” phát ngôn viên Tổng cục Thuế Petra Petlachová khẳng định.

Việc kiểm tra những người kinh doanh, hành nghề tự do, xem liệu có cấp hóa đơn thu tiền cho khách hàng và liệu khách có thực sự nhận được hay không, sẽ là nhiệm vụ của lực lượng hải quan. Các nhân viên hải quan sẽ có quyền hành lớn, xử lý hiệu quả tới mức hủy diệt người kinh doanh, là có quyền bắt đóng cửa trong vòng hai năm hay phạt tiền tới nửa triệu korun. Cũng như tại Croatia, hải quan có đủ lí do để thực hiện biện pháp tàn khốc như vậy, nếu như xác định thấy ví dụ người bán hàng, làm nghề thủ công không cấp cho khách hóa đơn thu tiền trị giá vài korun. Người kinh doanh có thể khiếu nại biện pháp của hải quan, nhưng việc khiếu nại không có hiệu lực trì hoãn thi hành quyết định và việc xử lý khiếu nại do chính chi cục hải quan địa bàn giải quyết.

Luật nếu được phê chuẩn sẽ bắt đầu có hiệu lực từ năm 2016, khi các nhà hàng, tiệm ăn, khách sạn bắt đầu phải thực hiện nghĩa vụ, trong tháng 7 đến lượt tất cả người kinh doanh bán buôn, bán lẻ và từ đầu năm 2017 thì tất cả người kinh doanh và cả hành nghề tự do đều phải thực hiện nghĩa vụ thu tiền thông qua máy có nối mạng trực tuyến.

Mô hình Croatia đánh vào tất cả những người kinh doanh, về tính cương quyết nhất quán của nó là tương đối không bình thường ở châu Âu và mặc dù vậy người Séc muốn noi gương áp dụng ít nhất cũng với sự cứng rắn tương tự. Nghe nói, sau khi áp dụng nghĩa vụ này từ năm 2012, doanh thu của nhiều nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn ở Croatia đã tăng gấp bốn lần và doanh thu bán lẻ tăng thường gấp đôi.

theo Xa Xứ


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề