John Kilduff: Giá dầu có thể xuống 18$ trong bối cảnh căng thẳng vùng Vịnh

Ông John Kilduff sáng lập viên của Again Capital viết trên tờ CNBC: Giá dầu có thể xuống dưới 20 $ trong năm nay khi căng thẳng giữa hai cường quốc dầu mỏ lớn nhất thế giới là Iran và Saudi Arabia gia tăng, Theo ông John Kilduff, thành viên sáng lập Again Capital tại New York cho biết.

Ông cho rằng giá dầu có thể xuống 18$ một thùng và cao nhất 48$ một thùng. Vì Iran sẽ tiếp tục làm dư nguồn cung 500.000 thùng đến 1 triệu thùng mỗi ngày khi lệnh trừng phạt được dỡ bỏ.

Hiện nay mỗi ngày lượng dư cung trên toàn cầu từ 500.000 đến 2 triệu thùng mỗi ngày. Số dư có thể tăng lên đến 3 triệu thùng mỗi ngày nếu Iran sẽ xuất khẩu thêm 1 triệu thùng một ngày.

Cơ hội hợp tác giữa hai nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới và cũng là thành viên trong khối OPEC đã xấu đi sau sự căng thẳng ngoại giao trong những ngày gần đây. Cuối tuần vừa rồi Arab Saudi đã hành quyết một giáo sĩ nổi tiếng người Shiite –  Nimr al-Nimr. Ngay sau đó lãnh đạo tối cao Iran, Ayatollah Ali Khamenei tuyên bố Arab Saudi phải đối mặt với “sự trả thù của Thiên Chúa” và người biểu tình Iran đã tấn công đại sứ quán Arab ở Tehran.

Sự việc trở nên nghiêm trọng hơn khi Arab Saudi hôm qua đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với đối thủ vùng Vịnh. Hôm nay hai nước Bahrain và Sudan đã tiếp bước Arab Saudi cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran. Một nước khác trong Vùng vịnh là các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất tuyên bố sẽ hạn chế số lượng các nhà ngoại giao Iran đang hoạt động tại nước này. Arab Rập Saudi theo Hồi giáo Sunni đang thống trị ở Trung Đông, trong khi Iran được dẫn dắt bởi người Shiite.

Sự căng thẳng giữa hai nước đã tác động đến thị trường dầu thô thế giới, dầu thô Brent giao dịch quốc tế (trên thị trường chứng khoán châu Âu) đã tăng khoảng 2% lên 38$ một thùng.

Tổ chức OPEC đã khước từ áp đặt hạn ngạch khai thác để hỗ trợ cho giá dầu. Ông Kilduff cho rằng cả hai nước đều nằm trong tổ chức OPEC, hai nước sẽ khó làm lành trong thời gian gần vì vậy sự thống nhất về sản lượng khai thác hầu như là không thể.

Theo một nguồn khả tín Cục Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ và OPEC vào quý ba năm 2016 sẽ giảm sản lượng hàng trăm ngàn thùng.

Vào tuần trước  Arab Saudi công bố giảm trợ cấp và thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng sau khi thâm hụt ngân sách tăng vọt lên mức kỷ lục 98 tỷ usd trong năm 2015.

Khi được hỏi liệu Ảrập Xêút có thể tiếp tục trợ cấp xã hội nhằm ổn định tình hình trong nước hay không? Ông Kilduff dự đoán Hoàng gia có nguy cơ mất kiểm soát ở một số huyện ngoại thành. Tuy nhiên điều này đã xảy ra 2-3 năm trước khi vương quốc bắt đầu thắt chặt tài chính đáng kể.

Saudi Arabia đã phải đối mặt với cuộc biểu tình và phong trào phản đối từ những người đối lập ở tình Qatif phía đông. Tỉnh này là nơi cư trú của một lượng lớn người Shiite và đồng thời là nơi có những mỏ dầu Ghawar với trữ lượng lớn nhất thế giới.

Nhưng thách thức quan trọng đang vượt khỏi Trung Đông hiện nay sẽ không gây ra sự bất ổn tại Arab Saudi, ông David Gordon, cựu giám đốc hoạch định chính sách cho Bộ trưởng Condoleezza Rice và là cố vấn cao cấp hiện tại của tập đoàn Eurasia nói.

Trong thực tế, sự căng thẳng nghiêm trọng với Tehran có thể là một sách lược từ phía Saudi Arabia để củng cố cơ sở chính trị trong nước khi người Sunni chiếm đa số, ông nói với “Squawk Box” vào thứ hai. Đồng thời Iran có thể hợp tác với những người Shiite tại nước này. Vì vậy sự căng thẳng trong những ngày vừa qua không phải là nguồn cơn.

Theo ông Gordon sự thù hận gia tăng xuất phát từ cuộc chiến ủy nhiệm giữa Saudi Arabia và Iran ở Syria. Đồng thời Iran và Yemen đang hỗ trợ cho giáo phái Alawite, nơi Arab Saudi đang tiến hành chiến dịch không kích vào phiến quân người Shiite. Những mâu thuẫn này sẽ gây khó cho các cường quốc Nga – Mỹ muốn làm trung gian hòa giải cho cuộc xung đột. Ông cũng nghi ngờ sẽ khó có thành công hòa bình dù là nhỏ trong cuộc xung đột Syria vào cuối năm nay.

Đức Dũng.


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề