Chuyện một thuyền nhân Việt mất con

Vượt biên và tới được Hoa Kỳ vào năm 1985, suốt hàng chục năm nay ông Tăng Bảo Can, hiện đang sống ở nam California, vẫn đi tìm đứa con gái bị hải tặc Thái Lan bắt đi trong hành trình lênh đênh trên biển khơi.

Cô con gái 14 tuổi của ông bị đem đi mất ngày 26/10/1984, khi con tàu chở gia đình ông cùng nhiều người khác đã tới được hải phận quốc tế.

“Đó là chuyến đi rất đau thương. Nó khiến cho tôi khóc bao phen, mà đến giờ mỗi khi có ai hỏi tới là nó vô tình gợi lại vết thương như dao khứa mỗi ngày, mỗi đêm.”

“Tôi là đàn ông, phải cố chịu đựng nỗi ám ảnh [mất con] để tranh đấu mà sống, nhưng vợ tôi bị trầm cảm cho tới tận ngày hôm nay,” ông Can nói.

Trong hành trình kéo dài năm ngày, tàu của ông đã bị cướp ba lần, và tai họa mất con xảy ra khi hải tặc nhảy lên tàu vào lần thứ tư.

“Trên chuyến tàu có bốn cô gái, hai cô 17 tuổi, hai cô 14 tuổi, trong đó có con gái tôi.”

Ông Tăng Bảo Can nói ông vẫn hy vọng sẽ tìm được lại con gái mình

“Khi lên tàu, chúng xô hết thanh niên ra, trong đó có con gái tôi. Tôi cố gắng ôm giữ cháu, và những lời cuối cùng cháu nói với tôi là ‘Ba đừng bỏ con, ba ơi cứu con’, vợ tôi khi còn nằm trong khoang thuyền, không biết chuyện gì đang xảy ra ở ngoài.”

“Hải tặc bắt con gái tôi cởi bỏ quần áo, mà tôi nghĩ là để chúng tìm vàng, nhẫn giấu trong người. Con gái tôi đã chống cự lại.”

“Có lẽ bởi vậy nên chúng đẩy con gái tôi sang chiếc tàu của chúng. Đó là những giây phút quá hãi hùng, khi mà tôi phải chứng kiến cảnh đứa con gái yêu thương bị cướp khỏi vòng tay và ngoái lại cầu cứu.”

“Không có một chút khí giới trong tay, nhưng sự sống hay chết đối với tôi khi đó không còn quan trọng. Tôi bất chấp nỗi sợ, cố giành con gái lại từ tay một tên cướp biển có lẽ khoảng 20 tuổi, rồi bị một tên cầm giáo đâm sau lưng khiến tôi bất tỉnh.”

Cách đây khoảng ba năm, hội thiện nguyện East Asia Missing Children Foundation được thành lập nhằm tìm kiếm những đứa trẻ bị thất lạc trong hành trình vượt biên

Cách đây khoảng ba năm, hội thiện nguyện East Asia Missing Children Foundation được thành lập nhằm tìm kiếm những đứa trẻ bị thất lạc trong hành trình vượt biên

“Con gái tôi rất can đảm, cháu không khóc mà ngoái nhìn tôi. Tôi nhớ giọt lệ lăn tròn trên mặt cháu. Hình ảnh đó ám ảnh tôi suốt ba chục năm nay.”

Ông Can cho biết ông cùng một số người khác từng qua Thái Lan để tìm kiếm, và đã có hai gia đình may mắn tìm được con cũng bị cướp biển Thái Lan bắt đi từ khi mới được vài tháng tuổi.

Cách đây ba năm, ông Can thành lập hội South East Asia Missing Children Foundation – Hội những đứa trẻ Đông Nam Á bị mất tích, với hy vọng chưa bao giờ nguôi ngoai là mình và những người cùng cảnh ngộ sẽ tìm thấy được những đứa con đã bị thất lạc.

“Phép lạ cũng sẽ đến cho con gái tôi, đến cho gần 100 gia đình có con thất lạc [tham gia Hội]. Tôi không được hỗ trợ nhiều, nhưng tôi sẽ cố gắng đi làm thật nhiều để có tiền cho hội từ thiện này của chúng tôi,” ông Can nói.

Lan Hương (Theo BBC)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 1 phản hồi cho bài viết “Chuyện một thuyền nhân Việt mất con”:

  1. Tuấn viết:

    Kính chào BBT, tôi gửi nội dung đã đăng quảng cáo Báo Thanh Niên số ra 22/1/2017 nhờ chuyển tải để thông tin đến được với nhà đầu tư. Xin cảm ơn nhiều
    Quốc Tuấn

    Lời mời hợp tác đầu tư phim để quảng bá xây dựng thương hiệu rất hiệu quả
    Chúng tôi muốn dành cơ hội quý này cho doanh nghiệp muốn xây dựng; quảng bá thương hiệu dài lâu tại thị trường Việt Nam bằng việc đầu tư kinh phí làm phim để thông qua sức ảnh hưởng của bộ phim với công chúng mà thương hiệu của doanh nghiệp được khắc ghi trong trí nhớ hàng triệu người Việt Nam.
    1-Kịch bản điện ảnh“Quà gửi từ 400 năm trước”, tác giả viết năm 1991-1992 lúc công tác tại Quảng Bình.
    Chuyện phim viết về một người con gái cao cả tên là Minh Lệ, năm 18 tuổi được tuyển vào cung làm vợ 3 của Chúa Nguyễn Hoàng tại Dinh Trà Bát(Quảng Trị). Trong một lần vì vì cứu một mạng người, Minh Lệ đã mắc tội với triều đình nên đã phải tự rời xa chốn vinh hoa nhung lụa, ra đi và kẹt tại một làng quê nghèo giữa ngã ba sông Đại Linh Giang( Sông Gianh-Quảng Bình), bờ Bắc quân Trịnh, bờ Nam quân nhà Nguyễn. Hàng ngày Minh Lệ phải chứng kiến cảnh chết chóc chém giết nhau ngay tại dòng sông nhuốm máu chia cắt đau thương của dân tộc.
    Phim viết dựa trên chuyện có thật vì năm 1972 bên bờ sông Gianh, do quy tập mồ mã của Nhà nước, dòng họ Nguyễn Khắc phải dời mộ Minh Lệ. Lúc đó là sau 400 năm Minh Lệ mất, khi đập phá lớp quách lấy hòm cạy ra mọi người vô cùng ngạc nhiên thấy một phụ nữ đẹp khoảng 35 tuổi như mới ngủ. Người ta bế Minh Lệ ra để trên giường 3 ngày, hàng ngàn người đến xem. Sau đó họ đã chôn Minh Lệ lại trong nhà thờ. Phim lấy bối cảnh xẩy ra vào cuối thế kỷ 16 trong dinh Trà Bát và tại sông Đại Linh Giang, nơi Trịnh Nguyễn phân tranh 200 năm.
    2-Kịch bản điện ảnh“ Người yêu” được viết từ năm 2001 lúc tác giả công tác và sống ở Huế.
    Chuyện xẩy ra ở Huế, thời hiện đại nói về một nữ nhân vật tên là Hành Trang, hoa khôi Đại học Huế. Cô bị thất lạc bố mẹ lúc mới sinh, được bệnh viện cho một phụ nữ không chồng nuôi dưỡng. Cô lớn lên trong ngôi nhà chỉ với mẹ nuôi nghèo khổ, người đời gọi cô là con hoang. Rồi mẹ bị bệnh ra đi càng đẩy Trang vào bơ vơ. Không ai giúp cô cho đến khi Trần Quốc xuất hiện. Anh làm báo nên yêu sự thật. Xúc động trước khổ đau của “Người em sông Hương núi Ngự”, anh gần như bỏ cả sự nghiệp để đi truy tìm bố mẹ cho cô. Quốc đã có gia đình, nhưng vợ anh là người đàn bà hư, thiếu lương tâm, phản bội. Vậy mà anh không dứt ra được vẫn phải sống chịu đựng.
    Trang đã thầm yêu anh. Cô chạy trốn tình yêu, bỏ vào Sài Gòn nói là đã lấy chồng và đi Mỹ nhưng thực ra vẫn ở Việt Nam chờ đợi. Trang giữ liên lạc bằng cách gửi thư qua Mỹ rồi nhờ người quen gửi thư của mình có đóng dấu bưu điện của Mỹ về Huế cho anh. Trên con đường gian khó đi tìm sự thật về Trang, Trần Quốc đã khóc hết nước mắt vì phát hiện ra bao chuyện buồn đau về những người thân của cô cũng như về một dòng tộc trâm anh thế phiệt đã từng có những hoàng hậu đẹp sắc nước hương trời ở Phú Xuân nên hậu duệ mới có được một người con gái như Hành Trang. Cái kết câu chuyện là Trần Quốc tự tử ở Sài Gòn khi hay tin Trang đã chết bên Mỹ nhưng người chết thật lại là một cô gái Huế khác. Anh đã bị mắc lừa âm mưu đen tối của tình địch. Năm đó Trang tròn 24 tuổi.
    Chuyện tình yêu gần 300 trang giấy, vô cùng đẹp và lãng mạn, đẩm nước mắt vì số phận đau thương của Trang và người mẹ. Cuộc tình cao thượng, giữa cô và người yêu có hàng trăm cảnh quay đẹp vô tiền khoáng hậu về nữ nhân vật tài năng, xinh đẹp, hát rất hay, có thể sẽ trở thành biểu tượng về cái đẹp cho thanh niên hiện nay hướng tới.
    3- Kịch bản điện ảnh“ Tiên Sa và Chàng Đỏ”(Viết từ 2010-2011, tại TP Đà Nẵng, hiện đang sửa, sắp hoàn chỉnh)
    Chuyện về nàng Tiên Sa đã đi qua hàng tỷ thiên hà lạnh lẽo nên khi xuống núi Sơn Trà( Đà Nẵng) dạo chơi nàng ngộ ra trái đất chính là thiên đường. Bị Đỏ lấy trộm mất đôi cánh, tiên phẩn uất nên được trả lại. Tiên bay đi nhưng lại nhớ trái đất ấm áp nên quay về làng biển ở lại lấy Đỏ và giúp người dân chống lại những kẻ tàn phá thiên nhiên. Đỏ đã đưa Tiên Sa đi thăm vẻ đẹp đất nước trên một đoàn 12 xe trâu chở theo hạt giống lấy từ núi Sơn Trà nhưng khi trở về nàng đã mất tất cả vì không lường hết được sự tham lam, u mê của loài người trên hành tinh xanh. Phim có những cảnh quay 5 châu trên địa cầu, như Tiên Sa ngồi buồn hát an ủi linh hồn những con vật đã tuyệt chủng bên thác Niagara đang cạn dần nước. Đây là một kịch bản phim tốt về đề tài biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay.
    Nhằm khuyến khích làm phim, tác giả cam kết chỉ nhận tiền khi phim đạt cả 2 điều kiện là giải thưởng quốc tế và đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Doanh nghiệp, cá nhân có nhã ý, xin liên hệ ĐT của Truyền thông Việt: 0511.3600695. Quý vị được độc quyền truyền thông, lập hội đồng chuyên môn đọc thẩm định tác phẩm,.
    Xin đừng bỏ qua cơ hội khi có nhu cầu trên. Mong nhận được quan tâm của quý vị.
    Tác giả: Bình Trị Thiên

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề