Trung Quốc rất linh hoạt trong chính sách bành trướng “đường lưỡi bò”, gây hiệu quả chiến lược, không phải sợ trả giá vì có hậu thuẫn sức mạnh quân sự.
Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 14 tháng 1 dẫn tờ “The National Interest” Mỹ ngày 12 tháng 1 đưa tin, Thiếu tướng Hải quân Mỹ Michael McDevitt đã tiến hành phân tích về bài viết của Linda Jacobson mang tên “Hành động an ninh hàng hải bất ngờ của Trung Quốc”, ông cho rằng các nước ở Biển Đông nằm trong “cái bóng” của Trung Quốc. Sau đây là toàn bộ nội dung bài viết:
Các nhà quan sát cho rằng, trong thời bình, Trung Quốc tìm cách sử dụng phương thức “ứng xử tùy đối tượng” để thực hiện các mục tiêu (phục vụ cho mưu đồ) của họ, nhưng có thể chứng minh hành động của Trung Quốc trên phương diện “chủ quyền lãnh hải” là một phần của kế hoạch chiến lược.
Nghiên cứu của Jacobson cho thấy, trong vấn đề Biển Đông, chính sách của Trung Quốc rất “linh hoạt” nhằm vào cái gọi là “bảo vệ quyền lợi biển và lợi ích quốc gia” của Trung Quốc (trên thực tế, cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam, Trung Quốc không có chủ quyền đối với các quần đảo trên Biển Đông, những đảo đá Trung Quốc đang nắm trong tay hiện nay là kết quả tiến hành chiến tranh xâm lược của họ).
Bài viết cho rằng, hành động của Trung Quốc ở biển Hoa Đông và Biển Đông có “hiệu quả chiến lược”. Trung Quốc đang biến vùng biển này thành ưu thế của họ. Trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc không chỉ “giành được sự ủng hộ của một số nước ASEAN” (?), ở trong nước, lập trường kiên định (bành trướng) trong “vấn đề chủ quyền” của Trung Quốc cũng nhận được “sự ủng hộ rộng rãi” (do họ luôn ra sức tuyên truyền đánh lừa dư luận trong và ngoài nước về yêu sách “đường lưỡi bò” bất hợp pháp).
Nhưng, đồng thời, Mỹ tăng cường quan hệ với các nước ven Biển Đông như Philippines. Malaysia trở thành “con cưng mới” ngăn chặn Trung Quốc của chính quyền Barack Obama, Mỹ đã thiết lập quan hệ “đối tác toàn diện” với Malaysia.
Bài viết cho rằng, trước đây, sự cứng rắn ở Biển Đông (như hung hăng cắm giàn khoan và kéo lực lượng quân sự, bán quân sự vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam, từ đó đe dọa nghiêm trọng chủ quyền biển đảo, an ninh, lợi ích quốc gia của Việt Nam, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực?)đã dẫn đến sự can thiệp của Mỹ, hiện nay, Trung Quốc đã áp dụng không ít hành động “ôn hòa”, “đã làm giảm tình hình căng thẳng”.
Tuy nhiên, Michael cho rằng, Trung Quốc thực ra cũng “không cần lo ngại” quan hệ với các nước láng giềng. Lý do mà ông đưa ra là, nhìn vào địa lý, sức mạnh quân sự và thực lực kinh tế, Trung Quốc hơn hẳn các đối thủ trong vấn đề Biển Đông.
theo Giáo Dục Việt Nam
- Học giả Nga bình luận "lạ" về việc Trung Quốc kéo tên lửa ra Hoàng Sa
- Vấn đề Biển Đông tiếp tục gây chia rẽ trong khối ASEAN
- Philippines: Trung Quốc có quyền tập trận nhưng phải minh bạch
- Mỹ tuyên bố ‘không trung lập’ trong vấn đề biển Đông
- Đô đốc Mỹ: Trung Quốc phải ngưng ngay việc xây đảo nhân tạo ở Biển Đông
- Đô đốc Mỹ đảm bảo an ninh cho đồng minh châu Á
Trả lời