Tại sao đồng USD vẫn là vua của các đồng tiền dự trữ trên thế giới

Một câu hỏi mà đã làm nản lòng ngay cả những nhà kinh tế giàu kinh nghiệm nhất trong vài thập kỷ qua là tại sao đồng đô la vẫn là đồng tiền dự trữ nổi bật nhất trên thế giới mặc dù thị phần toàn cầu của Mỹ đã phần nào làm xói mòn niềm tin đối với nhiều nước trên thế giới.

Tổ chức Basel dựa vào Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) được gọi là ngân hàng trung ương của các ngân hàng trung ương  đã tìm thấy câu trả lời.

“Chúng tôi cho rằng vai trò của đồng USD  phản ánh dựa trên sản lượng toàn cầu được sản xuất trong nước được định giá bằng đồng USD.” Họ cho biết trong báo cáo hàng quý mới được phát hành vào ngày Chủ nhật.

Năm 1978, nhà kinh tế Robert Heller và Malcolm là người đầu tiên chú ý đến thực tế: Trung bình các nước có lượng dự trữ ngoại hối 66% bằng đô la. Thậm chí ngày nay con số đó vẫn không tụt giảm nhiều, với số liệu thống kê mới nhất từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết mặc dù có nhiều biến động về tỷ giá trong những năm gần đây, đồng đô-la Mỹ (USD) vẫn duy trì được địa vị chi phối với tỷ lệ 60% tổng dự trữ ngoại tệ toàn cầu.

Các cuộc khảo sát bao gồm 24 nền kinh tế khác nhau cho thấy đồng USD là hình mẫu và là mối tương quan để định giá tài sản của tư nhân. Đối với các nước có đồng nội tệ ổn định dự trữ USD so với Euro tạo lợi nhuận hơn cho tài sản của họ.

Theo IMF, địa vị chi phối của đồng USD cho thấy nhịp độ đa dạng các đồng tiền trong dự trữ tiền tệ thế giới đã giảm đi so với thời điểm ra đời của đồng euro châu Âu, đặc biệt do nguồn dự trữ bằng USD tăng vọt từ 170 tỷ lên 840 tỷ USD trong quỹ dự trữ ngoại tệ năm 2004 của Nhật Bản, nước có nguồn dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới.

Ngân hàng trung ương các nước xuất khẩu dầu lửa cũng đã tích lũy một số lượng khổng lồ dự trữ bằng đồng USD do giá dầu thô tăng gần gấp đôi kể từ đầu năm 2003.

Các nhà phân tích ngân hàng quốc tế cho rằng đồng USD vẫn giữ được địa vị chi phối vì thị trường trái phiếu công ty Mỹ vẫn chiếm tới 57% thị trường vốn toàn cầu, gấp 3 – 3,5 lần thị trường trái phiếu công ty của khu vực đồng euro và Nhật Bản, trong khi thị trường cổ phiếu Mỹ cũng chiếm 47% tổng thị trường vốn cổ phiếu toàn cầu, gấp 2,5 -3 lần so với của khu vực đồng euro và Nhật Bản.

Tuy Trung Quốc đã vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới tuy nhiên đồng nhân dân tệ vẫn chưa đủ sức vượt qua đồng USD trong tương lai.


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Có 4 phản hồi cho bài viết “Tại sao đồng USD vẫn là vua của các đồng tiền dự trữ trên thế giới”:

  1. Vu Hoang Hung viết:

    Đã có nhiều quốc gia định nhân cơ hội đồng usd thăng trầm theo đà suy giảm của kinh tế Mỹ để định xóa bỏ đồng usd là đồng tiền dự trữ trong ngân khố của mình. Nhưng tất cả cuối cùng vẫn phải “cay đắng” thất bại trong việc chuyển đổi đồng tiền giao dịch phổ biến nhất toàn cầu này. Kể cả euro hay nhân dân tệ.

  2. Levi viết:

    Bởi vì đồng đôla được sự ban phước của Chúa Trời. “In GOD we trust!” là dòng chữ được ghi trên tất cả các đồng đôla Mỹ. God bless America! 

    1. Tiến viết:

      Levi nói hay nhỉ, nói như vậy cứ ghi lên tờ tiền như vậy thì tiền sẽ mạnh à?!

    2. Pastor NMC viết:

      Bạn Lêvi quả thật là khôn ngoan thông sáng hơn người. GbU!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề