Uống bia vào top, người Việt đánh nhau tưng bừng dịp Tết

Trong 3 ngày Tết đã có gần 2.000 trường hợp người dân nhập viện vì đánh nhau, tử vong tăng vọt so với năm ngoái.

Báo cáo nhanh của Bộ Y tế trong 3 ngày Tết (từ 7/2 đến 9/2), cả nước có 1.971 trường hợp cấp cứu được đưa đến cơ sở y tế vì ẩu đả đánh nhau, trong đó 10 trường hợp tử vong. Số ca tai nạn giao thông (TNGT) nhập viện cũng tăng 113% so với Tết năm ngoái.
Theo số liệu được công bố, từ ngày 29 đến ngày mùng 2 Tết, con số bệnh nhân phải đưa đi cấp cứu vì ẩu đả có giảm so với Tết nguyên đán 2015. Tuy nhiên, con số tử vong vì đánh nhau tăng vọt.
Uong bia vao top, nguoi Viet danh nhau tung bung dip Tet
TNGT cũng là một vấn đề nổi cộm trong 3 ngày nghỉ Tết vừa qua. Bởi con số khám cấp cứu do TNGT tăng đột biến, với 17.278 trường hợp (tăng 113% so với Tết Ất Mùi), trong đó 1.928 trường hợp chấn thương sọ não, 182 trường hợp phẫu thuật chấn thương sọ não. Số ca tử vong do TNGT kể cả trước viện và tiên lượng tử vong xin về là 88 trường hợp.
Tổng số ca cấp cứu do ngộ độc thức ăn chủ yếu là rối loạn tiêu hoá, ngộ độc (say) rượu là 1.971 trường hợp. Số nhập viện giảm nhẹ so với Tết Ất Mùi, chưa có báo cáo về vụ ngộ độc thực phẩm hàng loạt.
Những ngày Tết, nổi cộm nhất là vấn đề sử dụng rượu bia, và hệ quả của loại thức uống này gây ra.
Trong khi đó, theo thống kê, ngày 5/1, Hiệp hội Bia rượu Nước giải khát Việt Nam (VBA) đã tổ chức Đại hội lần thứ V (2016-2020) tại Hà Nội.
Theo báo cáo, năm 2015, sản lượng sản xuất và tiêu thụ bia đạt 3,4 tỷ lít, tăng 10% so với năm 2014. Sản lượng sản xuất và tiêu thụ rượu là 70 triệu lít và nước giải khát là 4,8 tỷ lít.
Theo đó, năm 2020, sản lượng bia có thể sẽ tăng từ 4 tỷ lít đến 4,25 tỷ lít/năm, nước giải khát từ 8,3 tỷ lít đến 9,2 tỷ lít/năm và rượu tăng từ 320-360 triệu lít.
Theo Viện Chiến lược và Chính sách y tế, rượu bia chiếm thứ tư trong 8 yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với “gánh nặng” bệnh tật ở Việt Nam.

Uong bia vao top, nguoi Viet danh nhau tung bung dip Tet
Sản lượng tiêu thụ bia của Việt Nam so với các nước trong khu vực. Ảnh Bloomberg

Sản lượng tiêu thụ bia của Việt Nam so với các nước trong khu vực. Ảnh Bloomberg

Bác sĩ La Đức Cương – Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương I cảnh báo: “Đúng là các dịp lễ tết là có nhiều lý do để uống nhiều rượu, bạn bè gặp nhau lâu ngày, rồi anh em ngày lễ tết xum họp, thế nên dễ bị lạm dụng liều lượng rượu và dễ không kìm chế được”.
Đặc biệt, nhiều người Việt có thói quen chúc rượu và uống rượu ngày Tết, đây cũng chính là nguyên nhân khiến những báo cáo đầu năm về tình hình tai nạn giao thông tăng vọt.
“Mấy năm gần đây, tỷ lệ bệnh nhân tâm thần do rượu đưa vào bệnh viện tăng lên, trước chỉ chiếm khoảng 2-3% số bệnh nhân, nhưng bây giờ tăng lên trên 10%, năm vừa rồi bệnh viện chúng tôi thống kê tăng tới 16%. Rượu thực ra là một chất độc, độc thần kinh, nên 1 ngày uống khoảng 6-7 vại bia hay nồng độ rượu tương đương đã tính là ngộ độc và có thể gây ra loạn thần rồi…”, Bác sĩ Cương cho hay.
Kim Hiền (baodatviet.vn)

 


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề